Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn câu chuyện ì ạch
Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; Chuyển đổi số là thước đo của tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Mùa lũ 2022 sẽ thuận lợi cho sản xuất vụ Thu Đông; Dân bất an vì cá nuôi lồng chết hàng loạt; Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục hại lúa hè thu nếu phòng trừ kém
Xuân Hào | 08:00 04/08/2022
- Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu tổng quát nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh. Để đạt được mục tiêu Chương trình, một số nhiệm vụ được đặt ra là nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn.
Phạm Hiếu
- Chuyển đổi số là thước đo của tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cũng liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số, chiều qua Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã chủ trì cuộc họp ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ NN-PTNT. Theo Thứ trưởng, tất cả thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ NN-PTNT, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm cũng như nắm chắc nội dung Đề án Chuyển đổi số ngành NN-PTNT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, hiện nay thực phẩm cần phải rõ nguồn gốc, công khai minh bạch, có thước đo chất lượng mới đủ điều kiện đáp ứng từ thị trường nội địa gần 100 triệu dân đến thị trường thế giới. Vì vậy, chuyển đổi số chính là thước đo của công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Quỳnh Anh
- Mùa lũ 2022 sẽ thuận lợi cho sản xuất vụ Thu Đông
Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện nay, mực nước lũ đầu vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức thấp và có xu thế tăng. Mùa lũ năm nay được dự báo là năm lũ nhỏ, mực nước đỉnh lũ chính vụ sẽ xuất hiện vào trung tuần tháng 10 với mức lũ được xem là thuận lợi cho sản xuất vụ Thu Đông. Đến cuối tháng 8, mực nước đỉnh lũ cũng không ảnh hưởng đến sản xuất vụ Hè Thu. Tuy nhiên, triều cường năm 2022 được dự báo ở mức khá cao sẽ gây ra tình trạng ngập lụt, úng trên các khu vực thấp trũng thuộc vùng giữa và vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong trường hợp triều cường gặp mưa lớn. Hiện tại, mực nước lũ đầu vụ không ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
Văn Vũ
- Dân bất an vì cá nuôi lồng chết hàng loạt
Hơn 14 tấn cá nuôi lồng tại xã Hải Dương, TP. Huế bị chết hàng loạt và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến bà con nông dân vô cùng bất an. Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thừa Thiên Huế cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã phối hợp với các ban ngành chức năng tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường tại vùng nuôi cá. Kết quả đo nhanh cho thấy, độ mặn có sự chênh lệch khá lớn giữa các tầng nước và các điểm đo. Thời gian qua, nắng nóng xen kẽ mưa giông nên môi trường có sự thay đổi khá bất thường, đột ngột. Để hạn chế tình trạng cá chết, Chi cục Thủy sản khuyến cáo, các hộ nuôi phải tích cực theo dõi, thực hiện chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý, giảm sự phân tầng của nước, ổn định môi trường và tăng sức đề kháng cho thủy sản.
Công Điền
- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục hại lúa hè thu nếu phòng trừ kém
Thời điểm này, các trà lúa vụ hè thu tại Hà Tĩnh đang ở giai đoạn làm đòng, một số diện tích gieo cấy giống ngắn ngày bước vào thời kỳ trổ bông, dự kiến lúa trổ tập trung vào giữa tháng 8. Tuy nhiên, rầy nâu, rầy lưng trắng đã phát sinh, gây hại và dự báo lứa tiếp theo sẽ gây hại từ giữa tháng 8 trở đi, trùng với giai đoạn lúa trổ bông - chín sữa và có thể gây cháy cục bộ ở một số diện tích nếu không phòng trừ kịp thời. Để chủ động phòng trừ, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung điều tiết, duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng, trổ bông. Phân công cán bộ bám sát cơ sở, thực hiện tốt công tác điều tra, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ với từng loại bệnh, từng giai đoạn.
Thanh Nga
Thưa quý vị và bà con, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp trong những tháng đầu năm nay tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã ban hành Đề án, Kế hoạch chuyển đổi số và triển khai vào thực tế sản xuất đối với một số lĩnh vực như: chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng…trong một hội nghị vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã có những chia sẻ rất đáng chú ý về vấn đề này:
Băng:
Phạm Hiếu
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 04/08/2022.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Nghe kế hoạch Hội nghị gặp mặt các Hội, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp FDI trong ngành Nông nghiệp và PTNT; Nghe công tác chuẩn bị cuộc họp của TTCP làm việc với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Sau đó, nghe về sửa đổi Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nghe về sửa đổi Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội thảo Phát triển ngành tre Việt Nam theo chuỗi giá trị hàng hóa và định hướng mô hình kinh tế tuần hoàn; Nghe về sửa đổi Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai. Sau đó, Làm việc với tập đoàn Sunwah.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp sẽ Họp đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Quỳnh Anh
Chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn câu chuyện ì ạch
Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; Chuyển đổi số là thước đo của tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Mùa lũ 2022 sẽ thuận lợi cho sản xuất vụ Thu Đông; Dân bất an vì cá nuôi lồng chết hàng loạt; Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục hại lúa hè thu nếu phòng trừ kém
Xuân Hào
Các chương trình
Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.