Chuyện quả sầu riêng và tư duy ‘đi cùng nhau’ trong kinh tế nông nghiệp

Bắt đầu hành trình phát triển ngành sầu riêng chuyên nghiệp; Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu 30% tăng trưởng xanh; Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và khu vực Bắc Âu; Tình trạng sạt lở bờ biển tại Bến Tre ngày càng nghiêm trọng.

Xuân Hào  | 

Chuyện quả sầu riêng và tư duy ‘đi cùng nhau’ trong kinh tế nông nghiệp

Tự động

sầu riêng đầu tiên theo nghị định thư ký kết giữ Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc với sự tham gia của 5 doanh nghiệp, tổng cộng 6 container và trọng lượng hơn 100 tấn. Đây là kết quả của nỗ lực đàm phán suốt thời gian dài của các cơ quan chuyên môn giữa hai bên và sự đồng hành kiên trì của cộng đồng những người sản xuất và xuất khẩu sầu riêng Việt Nam. Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gửi lời chúc mừng đến bà con nông dân, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng trên cả nước. Người đứng đầu ngành nông nghiệp nhấn mạnh, lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc là những bước bắt đầu cho hành trình phát triển ngành hàng sầu riêng chuyên nghiệp, minh bạch, trách nhiệm.

Tùng Đinh

  • Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu 30% tăng trưởng xanh

Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 nhằm nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững. Theo đó, Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 30%; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%; có ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Quỳnh Anh

  • Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và khu vực Bắc Âu

Trong tuần qua, Tổ Diễn đàn Kết nối nông sản 970 đã tổ chức thành công Diễn đàn với chủ đề “Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan, các nước khu vực Bắc Âu và kết nối kinh doanh nông sản quốc tế”. Theo đó, khu vực Bắc Âu và Hà Lan mặc dù dân số không lớn, nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này rất ấn tượng, nhất là với các sản phẩm như gạo, cà phê, trái cây, hạt điều. Với mục tiêu hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản, Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng trao đổi, nhìn nhận các vấn đề tồn tại, đưa ra giải pháp và giới thiệu sản phẩm nông sản để đẩy mạnh kết nối giao thương.

Bảo Thắng

  • Tình trạng sạt lở bờ biển tại Bến Tre ngày càng nghiêm trọng

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ biển tại Bến Tre diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân sống. Với chiều dài 65 km bờ biển, tỉnh Bến Tre hiện có 18 km bờ biển ở các huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại bị sạt lở, gây mất đất sản xuất, cây rừng và nhà cửa, hoa màu của người dân bị cuốn trôi theo sóng biển. Thời gian qua, Bến Tre đã triển khai đầu tư xây dựng các công trình nhằm khắc phục, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khu vực bờ biển ở Bến Tre bị sạt lở cần được xử lý để bảo vệ an toàn cho người dân sống ở vùng ven biển.

Công Điền

  • Mưa lớn gây ảnh hưởng hoạt động du lịch nông thôn

Trong tuần qua, mưa lớn xảy ra trên đại bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã khiến một số công trình thủy lợi, đường giao thông bị sạt lở, có điểm hư hại nặng gây mất an toàn và ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Đặc biệt, mưa lớn cũng làm hư hãi gần 30ha lúa của người dân tại xã Nghĩa Đô, xã du lịch trọng điểm của huyện Bảo Yên. Trong khi ngắm lúa, "check-in" trên ruộng, nương là điểm nhấn làm du lịch của xã này. Ngoài ra, một số cống thoát nước trên địa bàn cũng bị xuống cấp, mục gãy, nguy cơ mất an toàn hồ đập, Trường Mầm non Nghĩa Đô bị sạt ta luy dương dài khoảng 20m và 100m3 đất đá sạt xuống cần phải khắc phục ngay.

Hải Đăng

  • Xây dựng nhiều cống ngăn mặn nối sông Tiền

Tỉnh Tiền Giang đã khởi công xây dựng 4 cống ngăn mặn nối với sông Tiền, nhằm ngăn mặn, trữ ngọt, ngăn triều cường phục vụ sản xuất nông nghiệp cho một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Các cống này được xây dựng theo thiết kế bê tông cốt thép với chiều rộng mặt cống từ 10-20 mét với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng. Dự kiến, đến tháng 6/2023, các cống này sẽ được đưa vào khai thác. Ngoài ra, dự kiến vào cuối năm nay, cống ngăn mặn trữ ngọt tại đầu kênh Xáng nối với sông Tiền cũng sẽ được khởi công xây dựng để tiến tới khép kín hệ thống ngăn mặn ven con sông này, giúp đảm nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân.

Văn Vũ

  • Nhiều tàu cá tại Cà Mau không thể ra khơi

Thời gian gần đây, do thiếu nhiên liệu, hàng trăm tàu cá lớn nhỏ tại Cà Mau không thể ra khơi, nhiều người dân không thể vận hành thiết bị công trình, nhiều dự án trọng điểm đang cần đẩy nhanh tiến độ cũng phải dừng lại. Theo ngành chức năng địa phương, dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh từ đầu tháng 9 nhưng đến nay, nguồn cung vẫn khan hiếm, nhất là Dầu DO. Trước việc nguồn cung hạn chế gây tác động đến nhiều lĩnh vực, tỉnh Cà Mau đang tìm mọi giải pháp tháo gỡ những khó khăn và hỗ trợ các cửa hàng xăng dầu để có đủ nguồn cung nhiên liệu cung ứng cho các công trình đang thi công và phục vụ ngư dân đánh bắt thủy hải sản.

Kim Anh

  • Phát triển cây chè theo chuỗi giá trị ngành hàng

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Kế hoạch về phát triển chè trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025 nhằm cơ cấu lại ngành chè theo hướng tăng cường liên kết, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành và phát triển theo chuỗi giá trị ngành hàng; Ứng dụng khoa học công nghệ; đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, Phú Thọ đặt mục tiêu đến năm 2025, ổn định diện tích chè toàn tỉnh khoảng gần 16 nghìn ha. Trồng mới, trồng bổ sung diện tích chè cằn xấu khoảng 600 ha để nâng diện tích vùng sản xuất tập trung đạt trên 6 nghìn ha.

Tuấn Anh

Nhạc cắt:

Thưa quý vị và bà con, những năm qua, tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã hình thành các mô hình nuôi tôm theo tổ hội cộng đồng. Trong đó, những hộ nuôi có các ao tôm liền kề sẽ cùng liên kết với nhau, thả nuôi tôm cùng thời điểm cũng như hỗ trợ nhau về các biện pháp kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao hơn, khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Ông Trần Văn Nhật, trú thôn Hòa Thượng, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây người dân trong xã nuôi tôm theo quy mô hộ gia đình, chưa có sự đầu tư bài bản nên thường xuyên chịu tác động của thời tiết, dịch bệnh. Khi nghe thông tin thành lập tổ nuôi tôm cộng đồng, có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ông Nhật đã hăng hái tham gia.

Băng 1:

Kính thưa quý vị, kính thưa bà con! Tại xã Tam Thăng, trước đây khi chưa có tổ cộng đồng, người dân chủ yếu nuôi tôm theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Đến khi tổ cộng đồng ra đời, những hộ dân tham gia cũng được các ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ các máy móc, thiết bị xử lý nước cũng như tạo điều kiện để vay vốn đầu tư phát triển kinh tế.

Theo ông Lê Minh Tuấn, Chủ tịch Hội nông dân xã Tam Thanh, trong tổ nuôi tôm cộng đồng ở xã Tam Thanh hiện nay có 10 thành viên, với mỗi thành viên có diện tích ao nuôi khoảng từ 1 đến 2 héc ta. Khác với cách nuôi truyền thống theo hộ gia đình trước đây, các thành viên trong tổ đều tuân thủ theo lịch thời vụ thả giống, cấp nước, xả nước và xử lý ao nuôi cung 1 thời điểm. Nhờ vậy, dịch bệnh trên tôm xuất hiện ít hơn, tỷ lệ rủi ro giảm đi đáng kể, người nuôi cũng nhờ vậy mà có lãi. Ông Lê Minh Tuấn cho biết:

Băng 2:

Lê Khánh

Đối thoại:

Thưa quý vị và bà con, chuyện quả sầu riêng tươi của nước ta bắt đầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã gợi lên tư duy trong kinh tế nông nghiệp mới mà ngành nông nghiệp đang hướng đến. Đó là tư duy “đi cùng nhau” có một nền nông nghiệp bền vững và gia tăng giá trị. Trong câu chuyện nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ rất đáng chú ý, mời quý vị và bà con cùng theo dõi:

Băng

Minh Quý

Tự động

Chuyện quả sầu riêng và tư duy ‘đi cùng nhau’ trong kinh tế nông nghiệp

Bắt đầu hành trình phát triển ngành sầu riêng chuyên nghiệp; Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu 30% tăng trưởng xanh; Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và khu vực Bắc Âu; Tình trạng sạt lở bờ biển tại Bến Tre ngày càng nghiêm trọng.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi