Cải tiến chất lượng, tạo cơ hội xuất khẩu bền vững cho sản phẩm OCOP; Bám sát đồng ruộng, bảo vệ sản xuất trong dịp Tết; Bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết.
Cơ cấu vốn của HTX nên như thế nào?
Dư địa phát triển khoa học công nghệ còn rất lớn nhưng cũng nhiều thách thức; Giảm chi phí phân bón là 'mệnh lệnh' để nông dân bớt khó khăn; Nhiều cây xăng dầu ở Bình Thuận không có dầu bán cho ngư dân; Trồng rừng nguyên liệu giúp thoát nghèo bền vững
Xuân Hào | 08:10 31/08/2022
- Dư địa phát triển khoa học công nghệ còn rất lớn nhưng cũng nhiều thách thức
Hôm qua, phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2022-2030 của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, khoa học - công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, giá trị cao. Dư địa để phát triển khoa học công nghệ còn rất lớn, tuy nhiên có nhiều thách thức đang đặt ra cho Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. Do đó, Thứ trưởng đề nghị trong chặng đường tiếp theo, Viện phải luôn xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của mình; đánh giá, phân tích được những điều kiện thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác nghiên cứu khoa học. Từ đó, xây dựng định hướng phát triển, bước đi cụ thể, chắc chắn.
Trung Quân
- Giảm chi phí phân bón là “mệnh lệnh” để nông dân bớt khó khăn
Tại Tọa đàm “Tìm giải pháp ổn định nguồn cung và bình ổn giá phân bón” ngày hôm qua, Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, bón tăng giá là khó khăn, thách thức rất lớn với nông dân, tuy nhiên cũng là cơ hội để thay đổi tư duy, sử dụng phân bón tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo năng suất. Ông Đạt cũng dự báo thời gian tới, tình hình giá và nguồn cung phân bón còn diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với chi phí tăng cao do những biến động trên thế giới. Vì vậy, theo đại diện Cục Bảo vệ Thực vật, giảm chi phí đầu vào là một “mệnh lệnh” khi chuyển sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân giảm khó khăn.
Quỳnh Anh
- Nhiều cây xăng dầu ở Bình Thuận không có dầu bán cho ngư dân
Thời gian gần đây, nhiều chủ tàu tại Bình Thuận không thể ra khơi đánh bắt do các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn không còn dầu để bán, lượng dầu còn lại ưu tiên cho xe cộ đang đi trên đường. Ngư dân tại địa phương cho biết, hiện đang cao điểm vụ nam, thời tiết thuận lợi nên nhu cầu ra khơi của bà con rất lớn. Để mua được dầu, nhiều chủ tàu phải trả giá cao hơn so với giá niêm yết dù lượng dầu mua bị giới hạn. Tình trạng này đã xảy ra khoảng một tuần nay và diễn ra ở hầu hết cảng cá trong tỉnh. Theo đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận, qua kiểm tra nhanh chưa phát hiện cửa hàng xăng dầu nào có hiện tượng găm hàng, chủ yếu là do nguồn cung bị gián đoạn.
Minh Trang
- Trồng rừng nguyên liệu giúp thoát nghèo bền vững
Tại huyện miền núi Con Cuông tỉnh Nghệ An, trồng rừng nguyên liệu keo, tre, mét gắn với công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng đang là hướng đi đúng giúp người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Theo lãnh đạo huyện Con Cuông, là địa phương có diện tích đất rừng lớn, những năm gần đây, xem phát triển kinh tế rừng là hướng đi bền vững, phát huy hiệu quả từ đất rừng đã và đang là hướng đi đúng được huyện quan tâm chú trọng đầu tư, góp phần làm giàu thêm tài nguyên rừng cũng như xóa đói giảm nghèo của người dân. Đến nay độ che phủ rừng ở Con Cuông đạt gần 84%, cao nhất tỉnh Nghệ An cũng như cả nước. Cuộc sống người dân cũng ngày một cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm và hộ trung bình, khá giả ngày càng tăng.
Việt Khánh
- Trồng dưa hấu trên đất lúa thiếu nước cho thu nhập cao
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bà con xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật địa phương thực hiện thành công mô hình chuyển đổi 5ha đất trồng lúa thiếu nước trong vụ hè thu 2022 sang trồng dưa hấu. Cây dưa hấu thực hiện theo mô hình này phát triển tốt, cho năng suất đạt 6 - 7 tạ/sào, ước tính mỗi sào cho lợi nhuận khoảng 5 - 6 triệu đồng. Nhờ thành công của mô hình trồng dưa hấu tại xã Vĩnh Sơn, nông dân trên địa bàn huyện có thêm lựa chọn để chuyển đổi bên cạnh các loại cây truyền thống như ngô, lạc, đậu xanh… Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững.
Công Điền
Nhạc chuyển
Thưa quý vị và bà con, nguồn vốn của HTX được coi là “dòng máu” để lưu thông các hoạt động cũng như phát triển, mở rộng các dịch vụ sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khó khăn về vốn lại đang là điểm nghẽn tại nhiều HTX hiện nay. Chính vì vậy, rất cần sự chung tay hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhằm giúp HTX tận dụng được các cơ hội để phát triển bền vững. Để phân tích vấn đề này, có lẽ đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn của HTX hiện nay. Về nội dung này, ông Lê Đức Thịnh, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã có những chia sẻ cùng Nông nghiệp radio.
Băng:
Xuân Hào
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 31/08/2022.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với Viện Cây ăn quả Miền Nam tại tỉnh Tiền Giang.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh có chuyến công tác tại Hà Tĩnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Dự Tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam. Sau đó, trao đổi một số nội dung với Bộ Quốc phòng.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh về An toàn thực phẩm và Ký kết chương trình phối hợp.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Tham gia Đoàn công tác của Chính phủ tại Cần Thơ và Bình Thuận.
Quỳnh Anh
Cơ cấu vốn của HTX nên như thế nào?
Dư địa phát triển khoa học công nghệ còn rất lớn nhưng cũng nhiều thách thức; Giảm chi phí phân bón là 'mệnh lệnh' để nông dân bớt khó khăn; Nhiều cây xăng dầu ở Bình Thuận không có dầu bán cho ngư dân; Trồng rừng nguyên liệu giúp thoát nghèo bền vững
Xuân Hào
Các chương trình
Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU; Rà soát toàn bộ chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn thực phẩm; Sương muối gây ảnh hưởng nhiều diện tích cà phê.