Có nên công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Nỗ lực giảm tiêu thụ thịt thú rừng với cách tiếp cận mới; Nhiều thành tựu nổi bật trong bảo vệ rừng; ĐBSCL có nguy cơ ngập nặng do triều cường vào cuối tháng.

Xuân Hào  | 07:47 24/10/2022

Có nên công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Tự động

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Diễn đàn Nông nghiệp sinh thái: Giải pháp giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững. Theo báo cáo tại hội nghị, nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và tạo sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, để thực hiện các chiến lược, cam kết quốc tế, Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn, từ mọi phía ở các quy mô khác nhau. Mục tiêu là khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội và chuyển đổi mô hình sản xuất sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp “xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Minh Quý

  • Giảm tiêu thụ thịt thú rừng với cách tiếp cận mới

Cũng trong tuần qua, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam - WWF Việt Nam phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Họp báo Phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị. Sự kiện nằm trong chiến dịch giảm cầu tiêu thụ thịt thú rừng, với cách tiếp cận đổi mới, tại ba quốc gia - Việt Nam, Lào, Campuchia. Nội dung của chiến dịch nhằm nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng mà con người đang đối mặt: Rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên. Tại Việt Nam, WWF phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phát động và thực hiện chiến dịch này.

Tùng Đinh

  • Nhiều thành tựu nổi bật trong bảo vệ rừng

Tại Hội nghị công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng toàn quốc năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng cục Lâm nghiệp vừa qua, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, thời gian qua, lĩnh vực bảo vệ rừng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đó là thành quả trong cả quá trình của lực lượng kiểm lâm, đóng góp rất nhiều vào kết quả của ngành lâm nghiệp. Cụ thể, năm nay, diện tích rừng trồng đạt hơn 180.000 ha và bước sang năm thứ 2, Đề án “1 tỷ cây xanh” đã trồng được 100 triệu cây phân tán. Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Nguyễn Quốc Trị cũng cho rằng công tác kiểm lâm còn nhiều hạn chế, tình hình vi phạm phá rừng đối với rừng tự nhiên còn diễn biến phức tạp, một số địa phương có tình trạng xử lý vi phạm thiếu kiên quyết.

Phạm Hiếu

  • ĐBSCL có nguy cơ ngập nặng do triều cường vào cuối tháng

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, trong kỳ triều cường cuối tháng 10 các tỉnh vùng Giữa và vùng Ven Biển đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ xảy ra ngập do triều cường được nhận định ở mức cao, đặc biệt trong trường hợp trong kỳ triều cường xảy ra mưa lớn. Bên cạnh đó, triều cường dự báo từ nay tới cuối năm ở mức cao, đỉnh triều ven biển các tháng đều trên mức báo động III. Nguy cơ ngập úng do triều cường vào các kỳ triều cao vào các ngày cuối tháng 10,11,12 là không tránh khỏi. Vì vậy, các địa phương vùng ĐBSCL, đặc biệt vùng giữa và vùng ven biển cần hết sức đề phòng và xây dựng các giải pháp ứng phó kịp thời.

Sơn Trang

  • Kon Tum thiệt hại hơn 300 tỷ do mưa lũ và bão Noru

UBND tỉnh Kon Tum vừa cho biết, từ đầu năm đến nay, địa phương bị thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ và bão Noru là trên 300 tỷ đồng. Hiện, các cơ quan liên quan và địa phương đã huy động lực lượng, nguồn lực tập trung khắc phục thiệt hại. Đến nay cơ bản đã sửa chữa khắc phục xong nhà ở cho người dân để sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời những công trình cầu, tràn, công trình thủy lợi, tuyến giao thông bị sạt lở, bước đầu đã tổ chức khắc phục tạm. Qua đó, đảm bảo giao thông, thông tuyến, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh.

Quỳnh Anh

  • Phân bổ 15.000 lít hóa chất sát trùng để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Để thực hiện công tác phun tiêu độc, khử trùng tiêu diệt mầm bệnh nhằm chủ động ngăn chặn, khống chế hiệu quả dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, Sở NN-PTNT Thanh Hóa phân bổ 15.000 lít hóa chất sát trùng do Trung ương hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề sau mưa lũ và vùng nguy cơ cao để tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Theo đó, Sở NN-PTNT đề nghị, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức, thực hiện ngay công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là xử lý môi trường tiêu diệt mầm bệnh tại các khu bị ảnh hưởng do mưa lũ. 

Quỳnh Anh

  • Nhiều chính sách để giảm tỷ lệ hộ nghèo

Là một huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, huyện Nậm Pồ có dân số trên 5 vạn người, trong đó trên 95% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân vô cùng khó khăn. Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ giảm nghèo theo tiêu chí cũ của toàn huyện còn 51,74%. Nhằm giúp người dân thoát nghèo, ổn định đời sống, thời gian qua, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính sách và các hoạt động cụ thể, hướng dẫn bà con tích cực phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó, huyện Nậm Pồ đặt mục tiêu phấn đấu, đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện sẽ còn 30%, trung bình mỗi năm giảm 4%.

Công Điền

  • Nuôi ếch Thái Lan tạo nguồn thu ổn định
Tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, mô hình nuôi thâm canh ếch  thương phẩm trên vùng đất cát ven biển đang cho thấy hiệu quả tốt và được nhiều người quan tâm. Người dân nơi đây thực hiện nuôi ếch trong lồng lưới, bể lót bạt... đối tượng ếch được nuôi phổ biến đạt hiệu quả là giống ếch Thái Lan đã được thuần hóa từ lâu. Hiện, địa phương có trên 100 hộ tham gia nuôi ếch Thái Lan. Theo một số hộ nuôi, tỷ lệ ếch giống sống khá cao, giá ếch thương phẩm ổn định ở mức 50.000-55.000 đồng/kg, với mức này người nuôi bảo đảm có lợi nhuận cao, lãi lớn. Bên cạnh đó, để tận dụng nguồn thải từ ếch, một số hộ còn nuôi thả thêm cá chép, diếc với phương thức ‘‘trên ếch dưới cá“ vừa tăng thu nhập vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Tâm Phùng

Nhạc chuyển

Thư quý vị và bà con, những này này, bà con xã Phú Lộc, TX Tân Châu, tỉnh An Giang tận dụng mùa nước lũ về để khai thác cá đồng kiếm thêm thu nhập. Công việc của những nông dân đánh bắt cá đồng xa nơi đây bắt đầu từ 4 giờ sáng. Cá bắt được bà con chứa vào khoang xuồng, cho đến khi trời sáng, sẽ bán cho thương lái đến thu mua hoặc mang ra chợ.

Con nước lũ năm nay đến sớm hơn, những nông dân làm nghề đánh bắt cá vào mùa nước nổi như ông Trần Văn On ở xã Phú Lộc chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán, bởi mỗi mùa nước nổi đến, người dân lại có nhiều việc để làm, tăng thêm nguồn thu nhập.

Băng:

Cuộc sống mưu sinh mùa nước nổi tuy còn đó nhiều vất vả, nhưng từ món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho người dân vùng thượng nguồn đã giúp nhiều bà con nơi đây có cuộc sống sung túc, ổn định hơn. Mùa nước nổi giờ đây đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của bà con, cùng thích ứng, chung sống hài hòa và phát triển. Nông dân Nguyễn Thành Lê ở xã Phú Lộc, TX Tân Châu cũng phấn khởi cho biết:

Băng:

Tại ĐBSCL hiện nay, hình thành và phát triển khá đa dạng các mô hình kinh tế trong mùa lũ. Đặc biệt là tại các địa phương ở An Giang, Ðồng Tháp. Có thể kể đến như: Nuôi trồng, khai thác và chế biến các loại thủy sản, thu hoạch bông điên điển, sản xuất dụng cụ đánh bắt thủy sản, dịch vụ thủy sản mùa lũ; du lịch sinh thái mùa lũ... góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Kim Anh

Nhạc Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm đạt chuẩn một cách bài bản từ các vùng nguyên liệu, công khai minh bạch quy trình canh tác. Bên cạnh đó là nâng cao giá trị gia tăng thông qua sơ chế, chế biến; đồng thời xây dựng, lan tỏa thương hiệu đến người tiêu dùng. Mỗi một sản phẩm khi ra thị trường, bên cạnh việc đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, cũng phải hội tụ, kết tinh được những yếu tố văn hóa, bản sắc của dân tộc mỗi vùng miền trên cả nước. Về nội dung này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ cùng Nông nghiệp radio:

Băng

Phạm Hiếu

Tự động

Có nên công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Nỗ lực giảm tiêu thụ thịt thú rừng với cách tiếp cận mới; Nhiều thành tựu nổi bật trong bảo vệ rừng; ĐBSCL có nguy cơ ngập nặng do triều cường vào cuối tháng.

Xuân Hào

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng