Con đường lúa gạo với tình đất, tình người Hậu Giang

Những người dân Hậu Giang hôm nay, nhất là giới trẻ Hậu Giang rất tự hào về kênh Xà No, một con đường lúa gạo đã chuyên chở khát vọng thịnh vượng của người Hậu Giang xuyên qua một thế kỷ.

Lê Thiếu Nhơn  | 21:05 12/12/2023

Con đường lúa gạo với tình đất, tình người Hậu Giang

Tự động

Con đường lúa gạo với tình đất, tình người Hậu Giang

. Bài hát mà quý vị vừa nghe có tên gọi “Ngẫu hứng đêm Xà No” của nhạc sĩ Sơn Hà. Với những người ở địa phương khác, có thể còn xa lạ với ca khúc này. Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, thì ca khúc “Ngẫu hứng đêm Xà No” là một trong ba ca khúc quen thuộc trong đời sống tinh thần của bà con Hậu Giang hiện nay. Tính theo cột mốc thời gian xuất hiện, thì chúng tôi tạm xếp ca khúc “Ngẫu hứng đêm Xà No” ở vị trí thứ ba? Còn hai vị trí kia là hai ca khúc nào?

Thứ nhất là ca khúc “Đàn sáo Hậu Giang” do nhạc sĩ Trần Long Ẩn sáng tác năm 1976, Từ trên những rạng đông con chim sáo nó bay ra đồngTheo con nước đang xuôi dòng ra đồng ruộng xaCon chim sáo nghe trong lòng bay bổng lời caĐời vui, sáo bay gọi bầy

Về miền Tây thăm đất Hậu GiangThương câu hát để ru bao đờiThương cây lúa lớn nhanh theo ngườiDầm mưa dãi nắng, tưới xanh ruộng đồngĐời vui, nước trôi ngược dòngTình phù sa tuy đục mà trongThứ hai là ca khúc “Chiếc áo bà ba” do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1981. Chắc nhiều người đã biết, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh chính là danh ca Nhật Trường. Ban đầu ca khúc “Chiếc áo bà ba” có tên gọi là “Trên dòng sông Hậu” do chính Nhật Trường tự hát khi đi biểu diễn ở các tỉnh miền sông Hậu. Do ca khúc ‘Trên dòng sông Hậu” bắt đầu từ câu hát “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm”, nên mỗi khi danh ca Nhật Trường xuất hiện thì khán giả hò reo yêu cầu “Hát chiếc áo bà ba đi”.

Nghĩa là chính khán giả miền Tây Nam bộ đã đặt lại tên bài hát là “Chiếc áo bà ba”, và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã chấp nhận cái tên này, thay cho cái tên cũ của ca khúc “Trên dòng sông Hậu”.Nếu so với ca khúc “Đàn sáo Hậu Giang” và “Chiếc áo bà ba” thì ca khúc ‘Ngẫu hứng đêm Xà No” có tuổi ít hơn. Nhạc sĩ Sơn Hà đã sáng tác ca khúc “Ngẫu hứng đêm Xà No” vào đầu năm 2004, khi tỉnh Hậu Giang được thành lập.

Nhạc sĩ Sơn Hà sinh ra và lớn lên ở huyện Phụng Hiệp, mà bây giờ thuộc địa phận hành hính của thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Nhạc sĩ Sơn Hà vốn là cán bộ ngành văn hóa của tỉnh Cần Thơ. Sau khi Hậu Giang được tách ra từ Cần Thơ, thì nhạc sĩ Sơn Hà về công tác tại tỉnh Hậu Giang, Ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Hậu Giang và là Đại biểu Quốc hội khóa 12 nhiệm kỳ 2006-2011. Nhạc sĩ Sơn Hà đã qua đời vì bạo bệnh vào ngày 17/5/2020, hưởng thọ 65 tuổi, gửi lại cho những người yêu mảnh đất Hậu Giang một ca khúc “Ngẫu hứng đêm Xà No” nhiều lưu luyến: “Đi lang thang giữa phố khuya Vị Thanh, nghe đâu đây vẳng tiếng rao hàng đêm. Đêm trăng trên sông, khách thương hồ dạo đàn, nghe câu Nam Ai lòng thương nhớ. Đêm Xà No ai hát một mình, ghế đá công viên lạnh buốt sương đêm. Nghe dòng sông con sóng tự tình, nghe gió lả lơi hàng cây”. Chúng tôi cũng đã có dịp trò chuyện với nhạc sĩ Sơn Hà khi ông còn trên dương gian. Chúng tôi đã thắc mắc: Vì sao trong ca khúc “đêm trăng trên sông khách thương hồ dạo đàn” không phải nghe một câu vọng cổ mà lại “nghe câu Nam Ai lòng thương nhớ”?

Nhạc sĩ Sơn Hà khi ấy đã trả lời rằng: “Dòng kênh Xà No và mảnh đất Hậu Giang đã dung nạp tất cả những đời trôi dạt lênh đênh. Có nhiều người tha hương đã tìm về Hậu Giang và ở lại đây cùng nỗi nhớ cố hương của họ, nhớ những bài hát ấu thơ của họ, trong đó có những câu Nam Ai bài bản chủ đạo của ca Huế”.

Và bây giờ, tinh thần cưu mang những kẻ lữ thứ của đất đai phương Nam vẫn còn nguyên giá trị. Chúng tôi đã mời nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Xuân tham gia chương trình này, vì ông là một người con xứ Thanh Hóa đã chọn miền sông Hậu làm quê hương thứ hai. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Xuân chia sẻ về sự hình thành con đường lúa gạo từ kênh Xà No.(Trích băng ghi âm LE XUAN)

Vâng, sự xuất hiện của kênh Xà No đã mang lại những thay đổi to lớn cho miền Hậu Giang. Kênh Xà No trở thành con đường lúa gạo góp phần phát triển kinh tế, là điều ai cũng nhìn thấy. Còn kênh Xà No trong đời sống văn hóa của người Hậu Giang như thế nào? Chúng tôi muốn giới thiệu một nhân vật nữ đã có công xây dựng Hội Văn nghệ tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn đầu tái lập tỉnh. Đó là nhà thơ Trúc Linh Lan, một gương mặt phụ nữ dân tộc Khơ Me là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tình cảm mà nhà thơ Trúc Linh Lan dành cho kênh Xà No, được chị gửi gắm trong bài thơ “Anh cùng em xuôi dòng Xà No”. Mời quý vị nghe bài thơ này qua giọng đọc của chính nhà thơ Trúc Linh Lan(Trích băng ghi âm TRÚC LINH LAN)

Thưa quý vị thính giảSau 20 năm tái lập, tỉnh Hậu Giang đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt xã hội. Ca dao đồng bằng sông Cửu Long có câu “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”. Lúa gạo là một thế mạnh của Hậu Giang. Và Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hậu Giang góp thêm một cơ hội để tỉnh Hậu Giang vươn lên trong giai đoạn hội nhập. Những người dân Hậu Giang hôm nay, nhất là giới trẻ Hậu Giang rất tự hào về kênh Xà No, một con đường lúa gạo đã chuyên chở khát vọng thịnh vượng của người Hậu Giang xuyên qua một thế kỷ. Có một gương mặt trẻ của Hậu Giang đang được chú ý trên văn đàn trong thời gian gần đây là nhà thơ Nguyễn Kim Hương, giáo viên trường trung học cơ sở Nguyễn Trải ở thành phố Ngã Bảy. Hãy nghe nhà thơ trẻ Nguyễn Kim Hương tâm sự về đất và người Hậu Giang(Trích băng ghi âm NGUYEN KIM HUONG)Thưa quý vị thính giả

Chuyện người đưa gạo trên dòng Xà NoCâu chuyện về kênh Xà No, con đường lúa gạo Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục được nhiều thế hệ người Việt Nam nhắc đến một cách trân trọng và tin yêu. Chúng tôi xin được khép lại chương trình radio đặc biệt chào mừng Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 tại đây. Một lẫn nữa, chúng ta cùng nhau nghe lại ca khúc “Ngẫu hứng đêm Xà No”, để thấy rằng dòng kênh huyền thoại này đang chảy vào lòng chúng ta những niềm thương nhớ bâng khuâng.

Tự động

Con đường lúa gạo với tình đất, tình người Hậu Giang

Những người dân Hậu Giang hôm nay, nhất là giới trẻ Hậu Giang rất tự hào về kênh Xà No, một con đường lúa gạo đã chuyên chở khát vọng thịnh vượng của người Hậu Giang xuyên qua một thế kỷ.

Lê Thiếu Nhơn

Các chương trình

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Phóng sự

Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online
Phóng sự

Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.

Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online