Cộng đồng người Jrai liên kết trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế mà còn là cơ sở giúp địa phương hướng đến việc xây dựng thương hiệu nông sản bền vững.

Tuấn Anh  | 13:35 24/06/2024

Cộng đồng người Jrai liên kết trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

Tự động

Cộng đồng người Jrai liên kết trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

Nhạc hiệu:

Nhạc nền:

MC:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa Quý vị và bà con! Những năm qua, cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai tại huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn liên kết trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế mà còn là cơ sở giúp địa phương hướng đến việc xây dựng thương hiệu nông sản bền vững.

MC: Những năm gần đây, sầu riêng đã trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân của huyện Chư Păh của tỉnh Gia Lai. Đến nay, huyện Chư Păh đã có trên 500ha diện tích trồng sầu riêng, trong đó có 200ha sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP.

Để phát triển sầu riêng bền vững, huyện Chư Păh đã đẩy mạnh hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất trồng sầu riêng theo hướng VietGAP bền vững. Mô hình này đang được cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai địa phương học tập và tham gia.

Điển hình là mô hình hợp tác trồng sầu riêng VietGAP tại xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Tại đây, bà con được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc sinh học thay thế cho hoá học. Nhờ vậy, vườn sầu riêng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần bảo vệ môi trường.

Cùng 13 hộ dân người Jrai tại làng Phung, xã Ia Mơ Nông tham gia trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Rơ Châm Uy phấn khởi cho biết, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, vườn sầu riêng 3 năm tuổi của gia đình trồng xen canh cây cà phê trên diện tích 0,7 ha đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn mang lại năng suất cao.

Đánh giá về mô hình liên kết trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Rơ Châm Uy cho biết:

Băng 1: Phỏng vấn anh Rơ Châm Uy (làng Phung, xã Ia Mơ Nông):

Hiện tại chúng tôi học hỏi được rất nhiều điều từ chăm bón, cách canh tác, phón phân, phun thuốc theo mô hình VietGAP rất phát triển và thay đổi hoàn toàn so với cách trồng, cách làm như mọi năm của bà con trong làng.

MC: Theo tìm hiểu được biết, trước đây công đồng người Jrai tại làng Phung chủ yếu trồng cây cà phê và lúa nước. Những năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế của cây sầu riêng, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng sầu riêng hoặc trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê. Việc ra đời các Tổ hợp tác trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP đã trở thành điểm tựa để bà con cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc sầu riêng. 

Tương tự, cộng đồng người Jrai tại làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông cũng đã gặt hái được thành công nhờ trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Anh Rơ Châm Soa, trú tại làng Kép 1 cho biết, từ khi tham gia vào mô hình VietGAP, gia đình anh đã chuyển toàn bộ quy trình chăm sóc vườn sầu riêng xen cà phê trên diện tích 0,5ha sang hướng hữu cơ, sử dụng phân vi sinh, phân chuồng và thuốc sinh học. Từ đó, vườn sầu riêng của gia đình luôn sinh trưởng tốt, trái to và dự kiến sẽ cho thu hoạch khoảng 2 tấn.

Ông Rah Lan Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông cho biết, việc triển khai mô hình trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại lợi ích to lớn cho bà con, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai. Ông Rah Lan Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông chia sẻ:

Băng 2: Phỏng vấn ông Rah Lan Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông:

Qua quá trình thành lập mô hình, các hội trồng sầu riêng vừa trồng thuần vừa trồng xen kẽ. Qua cái đó bà con tập huấn được các nghiệp vụ, áp dụng công nghệ tiên tiến trong, giúp bà con tiếp thu được các kiến thức chăm sóc sầu riêng đúng đối tường, đúng thời kỳ, mùa vụ, bón phân đạt hiểu quả cao hơn. Cũng từ đó góp phần thu nhập tăng cho bà con về cây sầu riêng.

MC: Mô hình trồng sầu riêng VietGAP đang dần được triển khai rộng rãi tại các địa phương trong huyện Chư Păh, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cây trồng, tăng thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Võ Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh cho biết, thời gian qua huyện Chư Păh đã tập trung triển khai các mô hình trồng cây ăn quả theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C. Đặc biệt, trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP đã cho thấy thay đổi tích cực trong quan niệm và tư duy sản xuất nông nghiệp của cộng đồng người dân tộc thiểu số Jrai, từ canh tác truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Ông Võ Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh cho biết:

Băng 3: Phỏng vấn ông Võ Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh:

Ngoài việc triển khai đầu tư các mô hình trong những năm gần đây, năm nay chúng tôi tiếp tục hỗ trợ, chẳng hạn hỗ trợ ống nước để cho người dân địa phương có điều kiện khó khăn được tiếp cận nguồn kinh phí này. Hỗ trợ ống nước để người ta lắp đặt tưới phun mưa. Ngoài ra, chúng tôi cũng ưu tiên cho họ để tập huấn các kỹ thuật mới để chăm sóc sầu riêng đạt hiệu quả, vận động người ta tham gia các chuỗi giá trị. Trên địa bàn huyện hiện có 1 số mã vùng trồng trồng sầu riêng. Vì vậy khuyến khích người ta tham gia vào chuỗi giá trị này, tham gia các nhóm để hình thành các mã vùng có người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia, để mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm sầu riêng.   

MC: Thưa quý vị và bà con! Mô hình liên kết trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP của cộng đồng người Jrai trên địa bàn huyện Chư Păh trong thời gian qua không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, nâng tầm thương hiệu nông sản địa phương. Từ đó mở ra cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

Tự động

Cộng đồng người Jrai liên kết trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế mà còn là cơ sở giúp địa phương hướng đến việc xây dựng thương hiệu nông sản bền vững.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông