Cuộc sống đổi thay từ những dự án nhỏ

Quảng Nam phát triển được các mô hình chăn nuôi tương đối hiệu quả. Bằng việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đàn vật nuôi trong các mô hình sinh trưởng, phát triển tốt. Các hộ chăn nuôi không chỉ tạo được nguồn thực phẩm tại chỗ mà còn có sản phẩm để bán ra thị trường, góp phần gia tăng thu nhập

Xuân Hào  | 

Cuộc sống đổi thay từ những dự án nhỏ

Tự động

Thưa quý vị và bà con! Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ chương trình không còn nạn đói, nhiều hộ dân ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam phát triển được các mô hình chăn nuôi tương đối hiệu quả. Bằng việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đàn vật nuôi trong các mô hình sinh trưởng, phát triển tốt. Các hộ chăn nuôi không chỉ tạo được nguồn thực phẩm tại chỗ mà còn có sản phẩm để bán ra thị trường, góp phần gia tăng thu nhập. Bây giờ, Nông nghiệp radio mời quý vị và bà con cùng phóng viên Lê Khánh tìm hiểu thực tế mô hình này nhé.

MC 2:

Xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là địa phương miền núi có địa hình phức tạp, toàn xã có 4 thôn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 95%. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu phục vụ cho gia đình.

Theo Quyết định 712 của Thủ tướng Chính phủ triển khai chương trình hành động Quốc gia Không còn nạn đói ở Việt Nam, xã Sông Kôn là một trong những địa phương được lựa chọn để thực hiện. Mục tiêu chương trình hướng đến nhằm tạo sinh kế ổn định, phù hợp, giảm nghèo bền vững cho người dân tham gia.

Gia đình anh Alăng Nhơng, trú thôn K8, xã Sông Kôn là 1 trong những hộ dân được hỗ trợ từ chương trình “Không còn nạn đói”. Anh Nhơng cho biết, trước đây gia đình anh rất vất vả, nhà chỉ có 1ha đất trồng keo và vài sào lúa rẫy. Nếu năm nào thời tiết thuận lợi, làm cũng chỉ đủ ăn. Khi gặp thiên tai, hạn hán, bão lũ, lúa mất mùa thì khó khăn chồng chất. Cái nghèo cứ mãi đeo bám.

[Băng 1 anh Alăng Nhơng]

MC 2:

Với sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ cán bộ làm chương trình, đến nay, ngoài anh Nhơng, còn rất nhiều hộ gia đình tham gia dự án tại thôn K8, xã Sông Kôn vẫn đang duy trì được đàn vịt với số lượng lên đến vài chục con. Vịt giống ấp nở, sinh trưởng tốt. Các hộ nuôi đã có nguồn thu, có vốn đầu tư thêm các loại cây trồng, con vật nuôi khác nhằm phát triển kinh tế. 

Anh Bríu Tư, Cán bộ nông nghiệp xã Sông Kôn chia sẻ, đồng bào ở thôn K8 trước đây sản xuất nông nghiệp theo tập quán cũ, thiếu vốn đầu tư cũng như chưa có mô hình liên kết sản xuất chăn nuôi hiệu quả. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương được hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế nên đời sống của người dân cũng được nâng lên đáng kể.

Một trong số đó có thể kể đến là chương trình không còn nạn đói. Hiện nay, từ chương trình này, nhiều hộ gia đình trong thôn đã phát triển được những mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt trong vườn nhà. Người dân không những có của ăn, của để mà còn tự làm ra sản phẩm để bán. Nhờ đó, họ chủ động hơn trong cuộc sống.

[Băng Anh Bríu Tư]

MC 2:

Tại xã Sông Kôn, chương trình không còn nạn đói được triển khai từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020 do Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn quản lý; Đơn vị thực hiện là trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm Đà Nẵng với tổng kinh phí thực hiện 490 triệu đồng.

Toàn xã Sông Kôn, 30 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ mới thoát nghèo được lựa chọn tham gia dự án. Từ nguồn vốn hỗ trợ, các hộ dân được cấp giống vịt xiêm nuôi hướng thịt và giống vịt Khaki Campel nuôi hướng trứng cùng thức ăn chăn nuôi và các loại thuốc thú y.

Theo bà Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sông Kôn, ngoài việc hỗ trợ giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cho người dân, điều quan trọng là các hộ tham gia còn được tham dự những lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại và phòng ngừa dịch bệnh. Đây là điều mà trước đây đồng bào ở địa phương chưa hiểu, chưa chú trọng. Sau khi được hướng dẫn, tỷ lệ vật nuôi bị dịch bệnh trên địa bàn giảm đáng kể, hiệu quả từ chăn nuôi tăng lên.

[Băng 3 bà Đinh Thị Ngơi]

MC 1:

Thưa quý vị và bà con! Dù mức hỗ trợ chưa nhiều, chương trình “Không còn nạn đói” thực hiện tại tỉnh Quảng Nam đã bước đầu có những thành công. Đặc biệt là trong vấn đề thay đổi nhận thức, tạo sinh kế, gia tăng thu nhập của người dân miền núi vốn còn gặp vô vàn khó khăn từng bước ổn định cuộc sống.

MC: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình “Thay đổi nhận thức để người dân miền núi phát triển kinh tế” của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

Tự động

Cuộc sống đổi thay từ những dự án nhỏ

Quảng Nam phát triển được các mô hình chăn nuôi tương đối hiệu quả. Bằng việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đàn vật nuôi trong các mô hình sinh trưởng, phát triển tốt. Các hộ chăn nuôi không chỉ tạo được nguồn thực phẩm tại chỗ mà còn có sản phẩm để bán ra thị trường, góp phần gia tăng thu nhập

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Thời sự

Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm; Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân; Trợ lực giúp người dân giữ rừng đặc dụng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Thời sự

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc; Cá chết hàng loạt trên sông Mã không phải do dịch bệnh; Nuôi nghêu cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc