Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Cuộc sống dưới bóng các tòa cao ốc
Khuất dưới bóng các tòa cao ốc hiện đại là những mái nhà tôn ven kênh, nơi có những phận đời lênh đênh theo từng con nước.
Lê Bình - Yến Nhi | 15:58 13/04/2024
Tan hoang. Xơ xác. Tan tành…là những gì còn sót lại tại đống hỗn độn sau vụ cháy căn nhà gỗ nằm ven kênh Đôi, thuộc phường 2, quận 8, TP.HCM.
Tất bật, thất thần là những gì chúng tôi nhìn thấy được trên gương mặt những người dân khu vực này. Tất bật dọn dẹp đống đổ nát, thất thần, lặng im nhìn cả gia sản chỉ còn là đống tro tàn sau vụ cháy đỏ rực cả một vùng trời hôm 1/4 .
Con hẻm dài chưa đến 100 mét với ngổn ngang những thanh gỗ, cửa gỗ xếp chồng lên nhau. Xóm tái chế đồ gỗ nằm cạnh dòng kênh, thuận lợi cho sà lan giao thương, vận chuyển hàng hoá.
Đây là bến dừng tập kết của những chiếc ghế, cái bàn, cánh cửa có tuổi đời vài chục năm, đã bong tróc sơn, chênh vênh cạnh. Từ đây, hàng ngàn chiếc tủ gỗ, ghế gỗ trên những chuyến ghe, thuyền lênh đênh theo con nước, xuôi về các tỉnh miền Tây sau khi được những người thợ lành nghề ‘’hô biến’’ cho một vẻ ngoài tươm tất.
Bà Loan, 48 tuổi, người đã sống tại xóm đồ gỗ này hơn 20 năm cho biết đa phần người dân sống ở đây hàng thập kỉ. Họ sống bình yên mưu sinh bên dòng kênh với nghề tái chế và buôn bán nội thất cũ. Họ sống cạnh kênh Đôi, sống với dòng kênh, mưu sinh bằng dòng kênh. Thỉnh thoảng, người dân vẫn nghe phong phanh về dự án di dời để cải tạo dòng kênh nhưng thời gian bao giờ thì chưa rõ. Và giờ đây, nhiều người đang phải bắt đầu lại cuộc đời ngay từ đống tro tàn cạnh dòng kênh.
Ngậm ngùi kể về đêm kinh hoàng, bà Kim Loan cho biết:
Phát băng bà Loan
Hôm cháy quá trời, đường thuỷ mấy chiếc cano phụ chữa cháy. Ngoài ngã ba, người ta trèo qua mấy nóc nhà, phóng nước vào mấy nhà chưa cháy để nó ngấm nước lâu ngấm. Chữa cháy thì chữa ngọn lửa trước. Nè, phóng vào nhà cô nè, nếu mà không phóng nước vào chắc tiêu rồi.May mà cháy lúc còn sớm, hổng có bị thiệt hại về người. Khuya mới mệt đó, khuya chắc sáng khiêng xác người ta ra á.
Hôm đó đứng ôm nhau cầu nguyện thôi, đâu có ôm gì theo được, chạy thôi, lửa nó táp hết trơn. Nè nó cháy nè, cây cháy nè, đòn tai cháy nè, cột cháy nè.Nhìn đi, nhà này cháy hết nè, nhà kia thì cháy hết vừa nhà vừa đồ, đây thì cháy hết nhà.
Nhà không còn, tài sản cháy rụi. Theo bà Loan, những hộ dân bị thiệt hại do vụ cháy hiện đang được cho ở nhờ tại một nhà trọ gần đó. Nhưng mọi thứ cũng chỉ là ở tạm. Tương lai sẽ về đâu? Ở lại với kênh hay rời kênh làm lại cuộc đời? Câu trả lời chỉ thời gian là rõ.
Tiếng ghe máy chạy trên sông
Xuôi dòng kênh Đôi, về hướng kênh Lò Gốm, cũng trên trục đường Phạm Thế Hiển, tại địa phận phường 4, Quận 8. có hàng chục con người đang sống chênh vênh trong những căn nhà ộp ẹp. Cô Kiều, 50 tuổi, người đã từng sống hơn 15 năm tại lô 10 cho biết cô không kể hết những lượt hàng xóm đến và đi tại các căn nhà thuê cạnh mé sông. Đa phần những người thuê nhà, họ đều là dân lao động, thu nhập thấp, chọn sống ở đây vì giá thuê rẻ, chấp nhận sự an toàn của bản thân cũng lênh đênh theo từng con nước. Nhiều căn nhà đổ sụp trong đêm, người dân chỉ nhận ra khi trong chếnh choáng giấc mơ là cảm giác ướt cả thân người.
Phát băng cô Kiều
Khu này dưới sông mướn cũng rẻ, hình như 1 triệu mấy á. Nước sông dơ lắm, không xài được. Nói gì đâu, nhà kế bên nè, nó sập nguyên phần sau xuống. chị Sáu bả nói: trời ơi, giật mình thức dậy, ướt (mẹ) cái lưng..cười
Nhà bên kia, bên phía cầu tiêu á, bữa sụp nguyên căn nhà, hai căn nhà lận, không có ảnh hưởng người do sụp bữa đó không có ai ở nhà, thì thôi chứ sao giờ
Những ngày tháng 4 này, nắng nóng khô rát. Thế nhưng đối với những người dân sống ven kênh, nỗi ám ảnh của họ không chỉ cái nóng hầm hập, mà còn cả cái mùi hôi của nước lớn, của rác mỗi khi nước ròng. Cô Kiều cám cảnh nói:
Phát băng cô Kiều
Nước ròng lên nó thúi lắm, hôi lắm. Trời ơi thằng cháu chồng, nó mướn nhà sau kia kìa, mướn hồi trước á, vợ nó đẻ, con nhỏ, nước ròng hay lớn nghe mùi thúi chịu không nổi, nhất là trời nắng này nè. Bước xuống chịu không nổi. Nhà mà dãy dưới sông hôi hám chịu không nổi
ông chỉ đến và đi, chọn kênh Đôi làm nơi dừng chân trong chặng hành trình cuộc đời đầy vất vả. Tại đây, có những người đã sống cả tuổi thơ, đã trải qua cả tuổi trẻ, và ở lại với dòng kênh những ngày tháng khi đã sang bên kia sườn dốc cuộc đời. Cô Nguyệt, 60 tuổi bộc bạch:
Phát băng cô Nguyệt
Cô nhà ở Sài Gòn, đẻ ở Sài Gòn, ở mấy chục năm rồi. Cha mẹ chết hết, bưng bàn thờ lên đó thờ, ở với chị 2 với mấy đứa cháu.
Căn nhà cập mé kênh, sàn nhà được chấp vá bằng những miếng gỗ có ngắn, có dài, có to, có nhỏ, tạo thành những mảnh nền nhấp nhô. Bàn thờ của ba má cô Nguyệt cũng được kê lên trên mảnh nền như thế. 4 phía của căn nhà trống trơn, dựa nhờ vào vách nhà hàng xóm. Những tấm tôn có mới có cũ được cô Nguyệt xin từ các công trình xây dựng, ghép nối lại với nhau làm thành căn phòng nhỏ, hừng hực nóng của cái nắng đỉnh điểm tháng 4.
Căn nhà mang mùi ẩm mốc của hơi nước, thoảng mùi rác mỗi lần cơn gió thổi qua, cộng thêm mùi mồ hôi phảng phất trên những chiếc áo phơi ngay trong nhà chưa ráo nước của những người đàn ông trẻ tuổi. 5 con người sống tại đây- 5 phận người sống cuộc đời nhấp nhô với những giấc ngủ không bằng phẳng.
Phát băng cô Nguyệt
Ngày xưa là dài dài đây toàn nhà sàn không à, kiểu ngày xưa người ta dễ á, nên cứ lấn lấn ra cất nhà sàn sống. Sau họ có tiền nâng sàn lên, còn cô không có tiền nên ở vậy hoài. Từ khúc này lên trển là khúc có tiền không à. Còn từ cô trở xuống là dân lao động, nhà sàn. Nhà cô chủ nhật nghỉ làm tụi cháu nó ra đường nó ngồi không à, có mình cô ở nhà à. Cô đi rửa chén thuê 150 ngàn một ngày, tay chân 60 tuổi đâu có mạnh khoẻ gì nữa. Trời ơi ở đây nóng lắm, vào buổi trưa ngồi một hơi như tắm vậy á, nực dữ lắm, mưa xuống thì đỡ chứ nắng nóng dữ lắm
Điện nhà nước, cô vô 5-6 năm rồi, trước đó cô câu điện của người ta. Rồi cô bỏ tiền ra 4-5 triệu vô điện
Mấy ai nghĩ tại một mảnh đất sôi động bậc nhất Việt Nam, tại thành phố đóng góp 15,5% GDP của cả nước, nơi mà chỉ bên kia bờ kênh, dọc đoạn đường Võ Văn Kiệt, xe khách, xe ô nô nô nức ngày đêm, những toà cao ốc chọc trời, thì bên này, lại có những con người chen chút, sống một cuộc đời ngột ngạt, ngồi ở bên trong nhà chẳng biết rõ ngày đêm. Phủ lên trên cái nền nhà nhấp nhô cao thấp là những tấm bạt với đầy đủ kích thước, hoạ tiết, nghe chúng tôi trêu nhà cô giàu, lót đủ loại gạch. Cô Nguyệt cười
Cuộc sống dưới bóng các tòa cao ốc
Khuất dưới bóng các tòa cao ốc hiện đại là những mái nhà tôn ven kênh, nơi có những phận đời lênh đênh theo từng con nước.
Lê Bình - Yến Nhi
Các chương trình
Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.