Đã có lời giải cho bài toán vệ sinh môi trường nông thôn

Tăng cường bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn; Làm rõ nguyên nhân, xử lý vướng mắc trong chống khai thác IUU; Chuẩn bị phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn.

Xuân Hào  | 

Đã có lời giải cho bài toán vệ sinh môi trường nông thôn

Tự động

bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra những mặt trái, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư hệ thống cấp nước cho các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đặc biệt là xây dựng các mô hình tích trữ được nước ngọt để ứng phó biến đổi khí hậu. Cụ thể hơn về nội dung này, chúng tôi sẽ thông tin đến quý vị trong phần sau của chương trình.

Phạm Hiếu

  • Làm rõ nguyên nhân, xử lý vướng mắc trong chống khai thác IUU

Cũng trong ngày hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã có buổi làm việc với UBND TP. Hải Phòng về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định IUU. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng đề nghị Hải Phòng phải làm rõ nguyên nhân và hướng xử lý những tồn tại, vướng mắc. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Theo ông Đỗ Gia Khánh, Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Phòng, địa phương rất quyết liệt trong việc khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong việc chống khai thác IUU, nhờ đó tỷ lệ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã tăng lên đáng kể. Thời gian tới, TP sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp góp phần cùng cả nước gỡ Thẻ vàng của EC.

Đinh Mười

  • Chuẩn bị phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Nhằm ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước tưới trong vụ đông xuân 2022-2023, Cục Trồng trọt đưa ra khuyến cáo các địa phương cân đối nguồn nước tưới, khả năng khai thác các nguồn nước tưới bổ sung và đẩy mạnh sử dụng các giống ngắn ngày có năng suất cao, chống đổ ngã, chống chịu khô hạn tốt vào sản xuất. Ngoài ra, địa phương nên lưu ý khi chuyển đổi trên đất lúa cần quy hoạch bố trí gieo trồng tập trung cùng nhóm cây trồng để dễ điều tiết nguồn nước. Trên đất chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa màu cần chú trọng hệ thống tưới tiêu nội đồng, tránh để úng cục bộ.

Quang Linh

  • Cần Thơ vẫn chưa có mã số vùng trồng sầu riêng

Theo kế hoạch, năm sau, Cần Thơ sẽ có lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Cần Thơ chưa có hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân nào được cấp mã số vùng trồng sầu riêng. Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, do thời gian cấp mã số vùng trồng phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc nên người dân cần triển khai sớm xây dựng mã số vùng trồng để vụ sầu riêng 2023 đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo, hiện chỉ có một hợp tác xã của huyện Phong Điền đủ diện tích để cấp mã số vùng trồng, số diện tích còn lại phân tán nhỏ lẻ, không đủ 10 ha/hộ. Vì vậy, người dân nên liên kết thành lập tổ hợp tác để đủ diện tích đăng ký mã số vùng trồng.

Kim Anh

  • Hà Nam đẩy mạnh cơ giới hóa trong gieo cấy lúa

Theo Sở NN-PTNT Hà Nam, năm 2023, tỉnh này phấn đấu mở rộng diện tích lúa cấy máy lên 5.000 ha; xây dựng các tổ dịch vụ và mô hình trình diễn cấy máy để từ đó tuyên truyền nhân rộng hiệu quả của phương pháp cấy máy so với các phương pháp sản xuất lúa truyền thống khác trong toàn tỉnh. Đại diện ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Hà Nam hiện mới tập trung chủ yếu ở khâu làm đất và thu hoạch còn khâu gieo cấy tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vẫn thấp. Để mở rộng diện tích cấy máy tại địa phương, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, cử cán bộ kỹ thuật về làm cùng với các chủ máy cấy.

Quỳnh Anh

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn đang có tính chất nghiêm trọng hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng thuốc BVTV, nhiều nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa mặn mà với đầu tư vào lĩnh vực nước sạch; sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khiến an toàn thực phẩm vẫn còn là nỗi lo lớn. Vệ sinh môi trường tại nông thôn vẫn là bài toán nan giải khi biến đổi khí hậu tác động ngày một lớn. Trước thực trạng này, Bộ NN-PTNT cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những đề xuất, tham mưu với Chính phủ ban hành quyết định về vệ sinh môi trường nông thôn với những mục tiêu cụ thể. Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đã có những chia sẻ với Nông nghiệp Radio. 

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 07/10/2022.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Họp Hội nghị Trung ương 6.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với Cục Bảo vê thực vật.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ; Trao đổi một số nội dung hợp tác. Sau đó Nghe báo cáo về Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nghe báo cáo về Dự án đầu tư hồ Suối Cái, tỉnh Phú Yên

Quỳnh Anh

Tự động

Đã có lời giải cho bài toán vệ sinh môi trường nông thôn

Tăng cường bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn; Làm rõ nguyên nhân, xử lý vướng mắc trong chống khai thác IUU; Chuẩn bị phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ