Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Đa dạng sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Nhiều doanh nghiệp và người dân tại ĐBSCL đã nghiên cứu, nuôi cấy thành công nấm ĐTHT trong môi trường nhân tạo, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho vùng được xem là vựa lúa và cây ăn quả đang hứng chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu nhất cả nước.
Xuân Hào | 10:35 18/08/2022
Thưa quý vị và bà con, không ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo được mệnh danh là “thần dược”. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ĐTHT tốt cho sức khỏe con người, giúp bồi bổ cơ thể, khả năng ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể... Với tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhiều doanh nghiệp và người dân tại ĐBSCL đã nghiên cứu, nuôi cấy thành công nấm ĐTHT trong môi trường nhân tạo, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho vùng được xem là vựa lúa và cây ăn quả đang hứng chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu nhất cả nước. Phóng sự của Trần Trung, phóng viên Nông nghiệp radio thường trú tại TP Hồ Chí Minh.
MC2/ Một trong những người tiên phong đưa nấm đông trùng hạ thảo về nuôi trồng, sản xuất thành công ở ĐBSCL là chị Trần Thị Luôn ngụ tại thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây.
Tiếp chúng tôi trong khuôn viên nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo khang trang, hiện đại rộng hàng nghìn mét vuông. Chị Luôn cho biết, vốn sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuần nông của huyện Gò Công Tây, một trong những huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Trong đó, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn gay gắt vào mùa khô, thiếu nước ngọt sản xuất, xói lở bờ biển… đang là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất “bào mòn” đời sống của người dân nơi đây.
Với khát khao làm được một điều gì đó có giá trị cho quê hương, đất nước. Sau khi tốt nghiệp đại học Nông Lâm (năm 1997), chị lập gia đình và cùng chồng phát triển một số nghề sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, gia đình chị khá thành công với lĩnh vực sản xuất nhang sạch xuất khẩu, trung bình mỗi tháng xuất trên150 tấn nhang bán sang thị trường các nước Thái Lan, Malaysia…. Ngoài ra, vợ chồng chị còn thực hiện liên kết sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình.
Tuy nhiên, trong một lần chăm người nhà nằm viện, vô tình chị thấy có bệnh nhân được người nhà biếu tặng cho một hộp sản phẩm đông trùng hạ thảo, khi đó đang có giá rất cao. Sau khi dùng thì sức khỏe bệnh nhân này được cải thiện, vốn là kỹ sư nông nghiệp, chị nhận ra nấm đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu cực quý hiện đã được nuôi trồng nhân tạo thành công trong nhà kín. Và như một sức hút kỳ lạ, đông trùng hạ thảo đã đến với chị từ đó.
---Băng---- Trần Thị Luôn
"Có công mài sắt, có ngày nên kim", đó chính là phương châm sống và làm việc giúp chị đi đến thành công. Bằng niềm tin và sự đam mê, giờ đây sau gần 5 năm miệt mài nghiên cứu, chị Luôn đã nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo và hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi trồng. Sau đó, chị thành lập Công ty TNHH Đông trùng hạ thảo Thiên Ân và đưa vào nuôi trồng đông trùng hạ thảo quy mô lớn tại xã Vĩnh Hựu (huyện Gò Công Tây) để xây dựng thương hiệu sản phẩm của riêng mình. Công ty đã đầu tư 34 phòng nuôi nấm (30m2/phòng) và 04 phòng ủ tối (60m2/phòng) cơ chất. Mỗi phòng có thể nuôi được 5.000 hộp phôi nấm, cuối đợt thu hoạch từ 45 - 50kg nấm quả thể (giá bán khoảng 04 triệu đồng/kg).
Đặc biệt, để “mềm hóa giá thành”, chị còn mày mò nghiên cứu, phát triển 14 dòng sản phẩm chế biến sâu từ đông trùng hạ thảo. Bên cạnh nguyên liệu chính là nấm, hầu hết các sản phẩm phụ sợ đều được nhập từ các HTX nông nghiệp tại địa phương kích thích ngành nông nghiệp tại địa phương phát triển.
Năm 2020, 4 sản phẩm đông trùng hạ thảo của Thiên Ân đã được cấp chứng chỉ sản phẩm OCOP “4 sao”, tháng 6/2022 vừa qua thêm 7 sản phẩm nữa được công nhận. Đánh giá về hiệu ứng chương trình OCOP, chị Luôn cho biết, chương trình OCOP đã góp phần khuyến khích, động viên rất lớn trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, Công ty đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình nuôi cấy khép kín và chế biến các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo. Những năm gần đây, doanh thu của Công ty tăng thêm khoảng 40%, trong đó có đóng góp không nhỏ từ chương trình OCOP.
Định hướng phát triển sản phẩm và thị trường tương lai, chị Luôn cho biết, giai đoạn 2022-2025 Thiên Ân sẽ chuẩn bị pháp lý, nguồn lực tài chính, kiện toàn cơ sở vật chất để chuyển công năng từ nhà máy sản xuất thực phẩm sang nhà máy đủ tiêu chuẩn GPM sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm. Củng cố và ổn định các kênh phân phối thị trường nội địa. Tham gia triển lãm, xúc tiến thương mại quốc tế, đưa sản phẩm Thiên Ân tham gia thị trường xuất khẩu.
---Băng---- Trần Thị Luôn
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang Chương trình OCOP đã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện; thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn; đồng thời, giúp hình thành nền kinh tế “xanh”, phát triển các vùng sản xuất nông sản “sạch”.
Trong đó, các sản phẩm OCOP của Công ty Thiên Ân góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm huyện Gò Công Tây ngày một vươn xa hơn trên thị trường, tạo sự lan tỏa trong xã hội, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh....
---Băng--- ông Võ Văn Lập Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết thêm.
MC1/ Vâng thưa quý vị, có thể nói, việc làm chủ quy trình công nghệ từ sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo đã tạo cơ hội phát triển mở rộng sản xuất để cung ứng ra thị trường nguồn dược liệu quý, đáp ứng nhu cầu sản xuất dược phẩm và tiêu dùng của các doanh nghiệp dược và người dân trên địa bàn, đồng thời mở ra một nghề mới cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu để phát triển kinh tế. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, sản xuất đông trùng hạ thảo có khả năng trở thành một hướng làm nông nghiệp kỹ thuật cao, tạo nên một sản phẩm có giá trị cao mang thương hiệu của ĐBSCL.
Đa dạng sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Nhiều doanh nghiệp và người dân tại ĐBSCL đã nghiên cứu, nuôi cấy thành công nấm ĐTHT trong môi trường nhân tạo, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho vùng được xem là vựa lúa và cây ăn quả đang hứng chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu nhất cả nước.
Xuân Hào
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.