Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lệnh phải thắng ở Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp luôn là cụm từ được người dân cất lên với lòng tự hào, kính trọng mỗi khi nhắc tới sự kiện lịch sử trọng đại ngày 7/5/1954.

Xuân Hào  | 06:30 07/05/2024

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lệnh phải thắng ở Điện Biên Phủ

Tự động

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừ lẫy năm châu, chấn động địa cầu diễn ra cách đây đã 70 năm, nhưng Điện Biên Phủ- Võ Nguyên Giáp luôn là cụm từ được người dân cất lên với lòng tự hào, kính trọng mỗi khi nhắc tới sự kiện lịch sử trọng đại này. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả tám chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng tư lệnh. Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị. Thời gian chiến dịch dự kiến diễn ra trong 45 ngày đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Do còn giải quyết một số công việc, Đại tướng ra Mặt trận sau. Đoàn cán bộ đi trước có Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch.

MC2: Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký rằng: “ anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu tiên bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Bộ đội ta sẽ phải tiến hành nhiều trận đánh với quân cơ động, có máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ trên địa hình bằng phẳng giống như ở đồng bằng. Nếu kẻ địch chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ thì đây cũng là chiến trường do chúng lựa chọn nên trận đánh này ta không được phép thua”. Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, Đại tướng hiểu rằng ông đang nhận một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa sống còn với lịch sử dân tộc.

MC1: Để giữ bí mật việc sử dụng pháo lớn trong chiến dịch, Bộ chỉ huy quyết định sử dụng sức người, kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa bắn. Theo kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, bắt đầu từ đêm 16/1/1954, các đơn vị pháo binh đã hành quân lên Điện Biên Phủ. Đường hành quân ra mặt trận gặp không ít khó khăn. Việc dùng sức người kéo những khẩu pháo 105 ly và pháo cao xạ 37 ly vượt đèo cao hiểm trở là một thử thách rất lớn đối với bộ đội trong lần đầu đưa pháo lớn ra trận. Sau gần 10 ngày đêm, với quyết tâm còn cao hơn núi, các đơn vị pháo binh đã hoàn thành nhiệm vụ đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa an toàn, bí mật, sẵn sàng chờ lệnh khai hỏa. Ngày 26/1/1954, sau nhiều ngày theo dõi những diễn biến mới nhất trên Mặt trận và tương quan lực lượng giữa ta và địch, đồng chí Tổng tư lệnh đã triệu tập Hội nghị Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch, sau đó đi đến kết luận để đảm bảo nguyên tắc đánh chắc thắng cần chuyển phương châm tiêu diệt địch

  MC2: Sau khi gửi thư báo cáo với Bác Hồ, Đại tướng đã đến từng đơn vị pháo để động viên chiến sĩ vì biết rằng đây là bộ phận khó nhọc nhất để thay đổi cách đánh. Toàn mặt trận lặng lẽ chuyển động, đồng loạt rời khỏi trận địa ngay từ tối ngày 26/1/1954, khi được làm công tác tư tưởng. Cuộc chiến với đèo cao dốc thẳm lại bắt đầu trở lại, kéo pháo vào đã vô cùng gian nan nhưng kéo pháo ra lại càng cực khổ hơn bội phần. Thế rồi, trong quá trình kéo pháo ra, quân Pháp phát hiện nên đã cho máy bay ném bom pháo kích, gây ra nhiều thiệt hại cho bộ đội ta. Với những nỗ lực và quyết tâm của bộ đội pháo binh, sáng ngày 5/2/1954, khẩu pháo cuối cùng đã được kéo về vị trí tập kết, hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra. Kế hoạch đánh giặc dài ngày đồng nghĩa kéo theo công tác đảm bảo hậu cần sẽ khó khăn hơn rất nhiều do tiền tuyến cách xa hậu phương đến gần 500 km Cùng với địa hình hiểm trở nhưng quân ta phải đảm bảo cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, lương thực, thuốc men một cách nhanh nhất và phải đảm bảo bí mật tuyệt đối. Cũng từ đó, Binh chủng xe đạp thồ đã ra đời, hàng vạn dân công đã được huy động ra mặt trận với phương tiện thô sơ là hơn hai vạn chiếc xe đạp thồ

MC1: Thực hiện phương châm và kế hoạch tác chiến mới sau khi có sự chuẩn bị toàn vẹn về mọi mặt. 17h5p ngày 13/3/1954, sau hiệu lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 40 khẩu pháo cỡ nòng 75 ly đến 120 ly, đồng loạt nhả đạn vào các vị trí của quân Pháp trong cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ sau năm ngày chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và đồi Độc Lập. Bức hàng cứ điểm bản Kéo phá vỡ cửa ngõ phía bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tên chỉ huy Pirốt đã phải tự sát. Thế nhưng trước đó chúng liên tục làm mọi cách để phân tán tinh thần chiến đấu của bộ đội. Tinh thần chiến đấu của bộ đội ngày càng lên cao. Đợt tiến công thứ hai diễn ra từ ngày 30/3/1954 đến 30/4/1954. Bộ đội ta tập trung đánh vào các dãy cao điểm phía Đông, nơi quân địch còn hơn 10.000 lính đóng trên 30 vị trí đều tập trung giữ cánh đồng Mường Thanh. Trên địa hình thuận lợi để có thể phát huy lợi thế về pháo binh, máy bay rải bom. Vì vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho bộ đội đào các đường hào mục đích tiến sâu chia cắt, thắt chặt vòng vây địch, triệt đường tiếp tế, tiếp viện và tập trung hỏa lực để đảm bảo đánh chắc thắng. Chiến thuật này còn gọi là đánh vây, lấn.

MC2: Các lực lượng pháo binh, bộ binh và chiến hào yểm trợ lẫn nhau, tạo nên một thế trận vững chắc khiến quân địch vô cùng hoảng loạn. Bộ đội ta thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Bộ đội đào hào đến đâu thì củng cố ngụy trang đến đó. Tuy nhiên, khi đường hào vươn dài tới hàng chục km, tiến gần đến cứ điểm của địch thì không còn cách nào che mắt được quân Pháp. Chúng điên cuồng dùng pháo binh, máy bay bắn phá suốt ngày đêm, đồng thời đưa quân ra những trận địa để san lấp và gài mìn ngăn chặn bộ đội Việt Minh nối dài hệ thống giao thông hào. Đợt tiến công cuối cùng diễn ra từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, sau mệnh lệnh của tướng Giáp, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích khiến cho quân địch thất thủ hoàn toàn.

  17H30 ngày 7/5/954, tướng De Castries và toàn thể bộ tham mưu bị bắt sống,  gần một vạn tên xâm lược giơ cao cờ trắng ra khỏi hầm xin hàng. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngọn cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tung bay trên nóc hầm De Castries. Ngày 7/5/1954, trở thành ngày kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

  MC1: Ngày 7.5 năm 2004, dấu mốc 50 năm sau ngày đại thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Điện Biên. Đó cũng là lần cuối cùng vị Tổng tư lệnh trở lại chiến trường Điện Biên Phủ để gặp nhân dân và thăm Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng. Lịch sử sẽ là bài học của tương lai để nói với mai sau rằng có một khu rừng như thế rằng ở nơi đây, năm xưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những quyết định chiến lược làm thay đổi vận mệnh của đất nước.

MC2: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chứng tỏ cho thế giới thấy đó là sự chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, kiên quyết của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân. Điện Biên Phủ là mốc son bằng vàng đã đưa tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một danh tướng lỗi lạc của thế kỷ XX. Đối với dân tộc Việt Nam hình ảnh vị Đại tướng, Tổng Tư lệnh người anh cả của Quân đội nhân dân với nụ cười hiền hậu luôn được người dân khắc ghi là một vị tướng trong lòng dân.
Tự động

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lệnh phải thắng ở Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp luôn là cụm từ được người dân cất lên với lòng tự hào, kính trọng mỗi khi nhắc tới sự kiện lịch sử trọng đại ngày 7/5/1954.

Xuân Hào

Các chương trình

Để cuộc sống hồi sinh nơi cơn bão đi qua
Đối thoại

Bão số 3 đi qua được hơn 3 tháng, tại những làng quê của vùng cao nguyên đá Hà Giang cuộc sống của người dân dần hồi sinh trở lại.

Để cuộc sống hồi sinh nơi cơn bão đi qua
Tập trung cao độ phòng chống cháy rừng vào mùa khô
Đối thoại

Việc chủ động triển khai công tác phòng chống cháy rừng đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết và được triển khai đồng bộ nhằm bảo vệ tài nguyên rừng ở Gia Lai.

Tập trung cao độ phòng chống cháy rừng vào mùa khô