Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Để có Tết no đủ ở phương Nam
Kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực của các tỉnh, thành Nam bộ phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023.
Xuân Hào | 07:01 05/12/2022
MC1: Xin kính chào quý vị và bà con, rất vui được đồng hành cùng bà con trong chương trình phát thanh “Kết nối nông sản” tuần này. Chương trình do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, được phát trên NongnghiepRADIO (nongnghiep.vn).
MC2: Thưa quý vị và bà con, năm 2023, tết Dương lịch và Tết Nguyên đán tương đối gần nhau nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản sẽ tăng và khá cấp tập trong một giai đoạn ngắn. Do đó, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các cơ quan trực thuộc Bộ, ngành, chủ động phối hợp với địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi biến động thị trường, nguồn cung và giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối cung cầu dịp Tết Nguyên đán Quý Mão; Tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ.
MC1: Nhằm kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực của các tỉnh, thành Nam bộ phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023; đồng thời, nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực phía Nam phục vụ thị trường dịp cuối năm, ngày 1/12, Tổ Điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản - Diễn đàn Kết nối nông sản 970 - Bộ NN-PTNT đã chủ trì tổ chức Diễn đàn "Kết nối tiêu thụ các sản phẩm chủ lực phía Nam phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023".
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với câu chuyện của diễn đàn Kết nối nông sản lần này!
#Nhạc
MC:
MC2: Thưa quý vị và bà con, Diễn đàn 970 lần này nhận được sự quan tâm lớn của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phía Nam cùng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, các nhà bán lẻ, hệ thống phân phối đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Vũ Minh Việt, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam thông tin, tính đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã vượt 49 tỷ đô USD và dự kiến sẽ đạt khoảng 53 tỷ USD trong năm 2022. Thành quả đó điều hết sức vui mừng. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ nông sản trong nước, đặc biệt là trong dịp tết dương lịch và âm lịch vẫn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Bộ NN-PTNT.
“Diễn đàn trực tuyến kết nối tiêu thụ các sản phẩm chủ lực vùng Nam bộ phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023” sẽ làm sâu sắc hơn tư duy kinh tế nông nghiệp. Đồng thời kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực của các tỉnh, thành Nam bộ phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023.
[Băng ông Vũ Minh Việt] 26:10 – 27:25
“Tính đến tháng 11/2022… thị trường trong và ngoài nước.”
MC1: Thưa quý vị, về tình hình xuất khẩu, hàng năm, mức tăng trưởng của các mặt hàng nông sản sẽ tăng mạnh vào tháng 11, tháng 12 do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao dịp lễ hội cuối năm. Tuy nhiên trong năm 2022, do lạm phát toàn cầu nên sức tiêu dùng giảm, thị trường dự kiến sẽ kém sôi động hơn. Bên cạnh đó, ông Tô Văn Huấn, đại diện Cục Trồng trọt cũng thông tin đến diễn đàn một số khó khăn khác của hoạt động xuất khẩu nông sản thời gian tới như yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu tăng, việc chậm cấp mã số vùng trồng gây khó khăn cho tiêu thụ sầu riêng rải vụ, chi phí đầu vào sản xuất tăng, tình hình xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến sản xuất một số vùng cây ăn quả chưa có đê bao kép kín… Do đó, đại diện Cục trồng trọt đã đề xuất một số giải pháp liên quan tới tiêu thụ, sản xuất các nông sản như lúa, cây ăn quả và thủy sản.
[Băng ông Tô Văn Huấn] 41:10 – 45:10
“Trên cơ sở tình hình sản xuất….phục vụ cho công tác xuất khẩu ”.
MC2: Cùng chia sẻ về vấn đề này,ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng, thị trường rau quả của Việt Nam còn bị chi phối nhiều từ thị trường Trung Quốc. Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc chiếm 50%. Năm nay, tình hình sẽ khởi sắc hơn nhưng vẫn có thể có hiện tượng ùn ứ tại biên giới.
[Băng ông Đặng Phúc Nguyên]: 1:15:14 – 1:16:56
“Năm nay, tôi thấy tỉnh hình Trung Quốc nới lỏng...tình hình không gay gắt như năm ngoái.”
DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG
MC1: Thưa quý vị và bà con, như đã thông tin ở phần đầu chương trình, tính đến hết tháng 11 năm nay, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã vượt 49 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt khoảng 53 tỷ USD trong năm 2022. Năm 2022, tết Dương lịch và Tết Nguyên đán tương đối gần nhau nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản sẽ tăng và khá cấp tập trong một giai đoạn ngắn.
Dự báo về thị trường trong dịp cuối năm và đầu năm tới, ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch phụ trách miền Nam Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, nhu cầu về thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2023 sẽ giảm so với những năm trước do nhiều lí do khách quan và chủ quan.
[Băng ông Nguyễn Quốc Đạt] 2:15:20 – 2:17:00
“Với tổng sản lượng chăn nuôi hiện có… không có sự biến động lớn về giá so với thời gian trước đây.”
MC2: Cùng chia sẻ về nội dung này, ông Phạm Huy Huệ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp, Sở NN-PTNT TP. Hồ Chí Minh cho biết, dịp Tết Nguyên đán, TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu khoảng 370.000 tấn rau củ quả, nhu cầu thịt heo là 230.000 con heo, về thủy sản nhu cầu khoảng 450.000 tấn, về thị trường hoa cây cảnh nhu cầu dự báo không tăng mạnh.
[Băng ông Phạm Huy Huệ] 47:35 – 49:35
“Về nhu cầu hàng rau của quả...giá dự kiến không tăng.”
MC1: Còn theo bà Đinh Thị Hải Yến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại chế biến thực phẩm sạch Từ Tâm, mục tiêu thị trường đang hướng tới là tiêu dùng sạch, an toàn từ nguyên liệu sinh học, thảo dược theo hướng hữu cơ… nhu cầu tại thị trường Hà Nội khá lớn trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Nhất là các sản phẩm chất lượng, an toàn để phục vụ tiêu dùng và quà biếu sẽ tăng cao so với thị trường bình thường.
[Băng bà Đinh Thị Hải Yến] 1:54:22 – 1:55:23
“Một lần nữa tôi xin chia sẻ… đến tận tay người tiêu dùng.”
NGUỒN CUNG NÔNG SẢN
MC2: Thưa quý vị và bà con, hiện nay, các địa phương, HXT và doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi để tạo ra nguồn cung các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tốt nhất cho thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, để đảm bảo nguồn cung và vệ sinh an toàn thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm, nông sản, nhất là trong dịp cuối năm.
Để đáp ứng như cầu về các nhu yếu phẩm, tỉnh đang chuẩn bị tổ chức phiên chợ Tết Công Đoàn 2023. Bên cạnh đó, hàng năm, Đồng Nai cũng triển khai nhiều hoạt động bình ổn giá do Sở Công thương phối hợp với các đơn vị chức năng và doanh nghiệp.
[Băng ông Nguyễn Văn Thắng] 1:26:29 – 1:28:33
“Trong điều kiện này, đối với Đồng Nai… hàng năm Đồng Nai đều triển khai các nhiệm vụ này.”
MC1: Còn tại Bình Dương, ông Lê Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, hiện nay, đối với sản phẩm rau, củ, quả, trái cây tươi, tỉnh hiện chỉ có khả năng cung ứng khoảng 20 - 35% nhu cầu của người tiêu dùng nội tỉnh. Tuy nhiên, địa phương có nguồn cung thịt gà, thịt lợn dồi dào.
[Băng ông Lê Thanh Tâm] 1:37:30 – 1:39:02
“Còn đối với mặt hàng chăn nuôi…đảm bảo cung ứng cho địa bàn nội địa tỉnh Bình Dương.”
MC2: Bên cạnh nguồn cung nông sản tại các địa phương, nhiều doanh nghiệp cũng chuẩn bị một số lượng hàng hóa lớn cho việc tiêu thụ trong nước, đặc biệt là xuất khẩu trong thời gian tới. Theo đó, để nông sản nước ta có thể đến với thị trường quốc tế, ngoài sản xuất theo các tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường yêu cầu, chúng ta cần có công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch đảm bảo để giữ được chất lượng sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề này chưa phải thế mạnh của ngành nông sản nước ta.
Tại Diễn đàn lần này, nhiều doanh nghiệp cũng đã thông tin về khả năng cung cấp nguồn hàng hóa của mình trong dịp cuối năm nay và đầu năm sau, đồng thời, giới thiệu những công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm đơn vị đang sở hữu với mong muốn kết nối đến các HTX, doanh nghiệp có nhu cầu.
Phát biểu tại Diễn đàn, Ông Hoàng Trung Độ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kinh doanh HDO cho biết:
[Băng ông Hoàng Trung Độ] 1:57:23 - 1:59:13
“Nhưng vấn đề kết nối sau thu hoạch… hoặc tương đương để có một sản phẩm tốt.”
THÔNG ĐIỆP 970
MC1:
Thưa quý vị và bà con, với mục tiêu kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực của các tỉnh, thành Nam bộ phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023; nắm bắt thông tin, đặc biệt thông tin về tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực phía Nam phục vụ thị trường dịp cuối năm, Diễn đàn lần này đã làm sâu sắc hơn tư duy kinh tế nông nghiệp; góp phần giúp người kinh doanh nông sản bớt “mù mờ” về nơi sản xuất; người tiêu dùng bớt “mù mờ” về nguồn gốc xuất xứ, về an toàn vệ sinh thực phẩm; các doanh nghiệp tiêu thụ bớt “mù mờ” về sản lượng cho đến thời điểm thu hoạch; cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp bớt “mù mờ” về thông tin mùa vụ, về nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Kết luận tại diễn đàn, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT) cho rằng, qua diễn đàn có thể hình thành được bức tranh về tình hình sản xuất lúa gạo và cây ăn trái của các tỉnh ĐBSCL những tháng cuối năm 2022 cũng như đầu năm 2023.
[Băng ông Lê Thanh Hòa]
“Như vậy, chúng ta có thể hình dung… phù hợp với điều kiện của các tỉnh ĐBSCL.”
Để có Tết no đủ ở phương Nam
Kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực của các tỉnh, thành Nam bộ phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023.
Xuân Hào
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.