Diện tích đất thực tế không khớp với ‘sổ đỏ’, xử lý thế nào?

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị và bà con quy định về xử lý diện tích thực tế chênh lệch không khớp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Huy Bình  | 14:41 11/03/2024

Diện tích đất thực tế không khớp với ‘sổ đỏ’, xử lý thế nào?

Tự động

Diện tích đất thực tế không khớp với ‘sổ đỏ’, xử lý thế nào?

Trailer

Luật đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 đã được Quốc hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 18/1/2024 tại kỳ họp bất thường lần thứ năm. Luật Đất đai 2024 đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật. Với 16 chương và 260 điều, Luật đất đai nhận được sự quan tâm rất lớn của đông đảo tầng lớp trong xã hội vì liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân.

Thưa quý vị!

Chuyên mục Pháp luật với nhà nông hôm nay, Nông nghiệp Radio sẽ được gửi đến quý vị và bà con Quy định về xử lý diện tích thực tế chênh lệch không khớp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ).

Vâng, thưa quý vị, đối với các trường hợp diện tích thực tế không khớp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật mới được quy định tại khoản 6 Điều 135, Luật đất đai 2024 và được quy định như sau:

Trường hợp 1 có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu trong sổ đỏ hoặc các Giấy chứng nhận liên quan đã được cấp nhưng không làm thay đổi ranh giới thửa đất, mảnh đất không có tranh chấp với những cá nhân có quyền sử dụng đất liền kề thì được cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Lúc này, diện tích đất sẽ phụ thuộc và xác định theo số liệu đã được đo đạc theo thực tế.

Trường hợp 2

Nếu trong quá trình đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có sự thay đổi đáng kể, chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu trong sổ đỏ hoặc các Giấy chứng nhận liên quan, thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn.

Trường hợp 3

Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp mà vị trí không chính xác thì rà soát, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất.

Nhìn chung quy định này không có sự thay đổi đáng kể so với Luật đất đai 2013. Đối với thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024.

Theo đó, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với các trường hợp đăng ký lần đầu mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trường hợp Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được phê duyệt được chia làm 3 trường hợp và được quy định như sau:

Thưa nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 Luật Đất đai 2024.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp quy định tại khoản này;

Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật Đất đai 2024.

Đối với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động thì Tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;

Ngoài ra, Chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai hoặc tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Tổ chức đăng ký đất đai, chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp.

  Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chuyên mục Pháp luật với nhà nông hôm nay. Mọi thông tin hỏi đáp về pháp luật, quý vị có thể bình luận dưới của trang này. Nong nghiep radio xin cảm ơn sự để tâm theo dõi của quý vị và bà con!

 

Tự động

Diện tích đất thực tế không khớp với ‘sổ đỏ’, xử lý thế nào?

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị và bà con quy định về xử lý diện tích thực tế chênh lệch không khớp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Huy Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Nhiều công trình cấp nước tập trung tại Hướng Hóa tê liệt
Chính sách

Các công trình cấp nước tập trung nhỏ lẻ xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều hộ dân phải sử dụng nước giếng khoan, nước sông suối không đảm bảo vệ sinh.

Nhiều công trình cấp nước tập trung tại Hướng Hóa tê liệt
Nước, vừa là nguồn sống, vừa là nỗi lo
Chính sách

Nhiều công trình thủy lợi đã phát huy công dụng, giải thoát nước ngập trong bản, giúp bà con vượt qua mùa mưa, đảm bảo sản xuất nông nghiệp không bị đứt quãng.

Nước, vừa là nguồn sống, vừa là nỗi lo