Điều tiết xả lũ các hồ chứa phải đảm bảo an toàn cho hạ du

các hồ chứa nước có vai trò rất quan trọng, ngoài đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế khác cho địa phương, còn góp phần cắt giảm làm chậm lũ, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra ở khu vực hạ du hồ chứa. Tuy nhiên nếu các chủ hồ điều tiết lũ không đúng quy trình vận hành sẽ làm nguy cơ gây “lũ chồng lũ” cho vùng hạ du, ảnh hưởng đời sống của người dân

Xuân Hào  | 15:04 05/09/2022

Điều tiết xả lũ các hồ chứa phải đảm bảo an toàn cho hạ du

Tự động

MC1: Thưa quý vị và bà con, các hồ chứa nước có vai trò rất quan trọng, ngoài đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế khác cho địa phương, còn góp phần cắt giảm làm chậm lũ, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra ở khu vực hạ du hồ chứa. Tuy nhiên nếu các chủ hồ điều tiết lũ không đúng quy trình vận hành sẽ làm nguy cơ gây “lũ chồng lũ” cho vùng hạ du, ảnh hưởng đời sống của người dân. Trong chương trình CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG THIÊN TAI hôm nay, Nông nghiệp radio sẽ cùng quý vị và bà con khảo sát cuộc sống người dân khu vực hạ du các hồ chứa tại Khánh Hòa qua phóng sự của phóng viên Kim Sơ.

 

MC2: Những ngày cuối tháng 8 này, chúng tôi ghé thăm gia đình ông Nguyễn Hữu Hùng, ở thôn 5, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nhà ông Hùng nằm phía dưới khu vực vùng hạ lưu hồ thủy lợi Đá Bàn cách có hơn 2 ki lô mét thôi.

# tiếng chim hót + tiếng cuốc làm vườn

Đã cuối tháng 8 rồi nhưng thời tiết miền Trung vẫn còn nắng nóng. Mới sáng sớm mà nắng đã tỏa khắp không gian, ông Hùng đang tất bật cuốc từng rãnh mương giữa các hàng xoài để dẫn nguồn nước từ kênh chính đông của thủy lợi Đá Bàn tưới cho 1 héc ta xoài tứ quý đang thời kỳ sung sức đậu quả. Ông Nguyễn Hữu Hùng cho biết, gia đình ông sinh sống tại khu vực này từ năm 1987 đến nay. Những năm qua nhờ nguồn nước hồ thủy lợi Đá Bàn cung cấp dồi dào, mà gia đình ông ngoài canh tác 3 sào lúa nước làm 2 vụ mỗi năm, ông còn trồng 1 héc ta xoài. Tính ra sau khi trừ chi phí mỗi năm mang lại lợi nhuận cho gia đình khoảng 80 triệu đồng. Không những thế hiện nay gia đình ông Hùng còn tiếp tục tăng gia sản xuất khi đã đào ao thả cá.

Nói về cuộc sống của gia đình khi hồ Đá Bàn thực hiện điều tiết lũ vào mùa mưa, ông Hùng bảo, chưa bao giờ gia đình bị thiệt hại, nước lũ chỉ ngập sơ sơ cánh đồng lúa phía sau nhà. Chủ hồ chứa luôn tuân thủ quy trình điều tiết lũ, thông báo cho dân biết trước trên loa phát thanh để chủ động, lên phương án di dời người và tài sản những vùng bị ảnh hưởng nhằm hạn chế thiệt hại.

Băng 1:Khi lũ lụt công ty có thông báo cho người dân, để có phương án phòng chống, kế hoạch xả lũ. Tôi thấy ở dưới hạ du mọi thứ ổn định, nước không ngập và bà con yên tâm sản xuất, không ảnh hưởng gì cả

Cách trước mặt nhà ông Hùng không xa là con sông Đá Bàn, nơi nhiều bà con trong xã Ninh Sơn canh tác trồng rau màu và làm nương rẫy. Trong đó có gia đình ông Phạm Lợi, ở thôn 2, xã Ninh Sơn. Ông Phạm Lợi, cho biết, vào mùa mưa lũ khi hồ Đà Bàn điều tiết lũ những bãi bồi và vùng trũng dọc ven sông đều bị ngập. Do vậy, hàng năm vào mùa mưa lũ, chính quyền địa phương và Công ty thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân không đi qua lại sông suối, ngầm, tràn, nơi ngập sâu và chóng thu hoạch sản phẩm trước khi hồ Đá Bàn tiến hành điều tiết lũ. Nhờ vậy người dân trên địa bàn đã tránh được thiệt hại đáng kể khi hồ Đá Bàn điều tiết xả lũ.

Băng 2: “Cuộc sống ở đây người ta sống ven sông. Trước khi muốn xả lũ, người ta thông báo xã Ninh Sơn trước. Sau đó, xã thông báo lên loa phát dân chúng biết khu vực nào trũng, khu vực người dân không được lội qua lại sẽ cấm biển báo. Còn nhưng khu vực trũng trồng hoa màu kịp thời thu hoạch. Nói chung lưu lượng xã lũ của hồ, người dân Ninh Sơn thấy đạt yêu cầu, không thấy trở lại gì hết”.

Hồ Đá Bàn nằm trên địa bàn xã Ninh Sơn có dung tích thiết kế 75 triệu m3 nước. Đây là hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Vào mùa mưa lũ, hồ thủy lợi Đá Bàn thực hiện việc điều tiết lũ luôn đảm bảo an toàn cho công trình, đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân phía hạ du trên địa bàn xã.

Để làm được điều này, theo ông Đào Trung Hải, Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn đó là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty thủy lợi và địa phương trong quá tình thực hiện các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nhất là khi hồ Đà Bàn có kế hoạch điều tiết lũ đều thông báo cho dân biết trước 24 giờ. Còn những trường hợp khẩn cấp, công ty có trao đổi trực tiếp với lãnh đạo địa phương hoặc qua kênh zalo để trao đổi thông tin, gửi thông tin, từ đó địa phương có thông báo kịp thời đến toàn cho dân.

Băng 3: “Về điều tiết lũ, Công ty đều có thông báo cho địa phương sớm và kịp thời. Vì vậy địa phương có thông báo kịp thời đến nhân dân. Người dân cũng thực hiện phòng ngừa, chủ động việc di dời vật nuôi, một số tài sản trước khi điều tiết lũ”, ông Đào Trung Hải, Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn cho biết.

Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy tỉnh Khánh Hòa, hiện đơn vị đang quản lý, vận hành 18 hồ chứa. Trong đó, nhiều hồ chứa đã lắp đặt các trạm đo mưa tự động nên biết trước lượng nước về hồ, từ đó có thể chủ động điều tiết xả lũ hợp lý, tránh gây lũ chồng lũ về vùng hạ du, gây thiệt cho người dân.

Băng 4: Ông Phạm Lựa, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa, cho biết: Chúng tôi khi điều tiết lũ luôn đảm bảo an toàn công trình và giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho người dân, tránh nguy cơ gây ngập lụt cho vùng hạ du, ảnh hưởng cho người dân. Trước khi vận hành điều tiết lũ hồ chứa, chúng tôi thực hiện đúng quy trình vận hành, phương án ứng phó thiên tai và phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố có vùng hạ du bị ảnh hưởng.

Theo dự báo tình hình thời tiết năm nay sẽ diễn biến phức tạp, mưa lũ dồn dập những tháng cuối năm trên khu vực Nam Trung bộ nói chung, tỉnh Khánh Hòa nói riêng, khả năng các hồ chứa trên địa bàn sẽ điều tiết lũ lớn là rất cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn công trình và giảm nhẹ thiệt hại cho vùng hạ du, Tổng cục Phòng chống Thiên tai kiến nghị UBND các tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp thị xã, thành phố sớm có phương án di dời nhà ở của các hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng các hồ chứa khi điều tiết lũ. Đồng thời, thông báo đến các hộ dân đang canh tác rau, màu trong lòng sông, ven sông, bãi bồi và vùng trũng có nguy cơ bị ngập dọc các sông thu hoạch sớm, hạn chế việc tiếp tục canh tác, nâng cao cảnh giác khi các hồ điều tiết lũ, nhằm giảm thiểu thiệt hại tính mạng con người và tài sản.

MC 1: # Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình “CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG THIÊN TAI” hôm nay, chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn. Xin cảm ơn quý vị và bà con đã để tâm theo dõi.

Tự động

Điều tiết xả lũ các hồ chứa phải đảm bảo an toàn cho hạ du

các hồ chứa nước có vai trò rất quan trọng, ngoài đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế khác cho địa phương, còn góp phần cắt giảm làm chậm lũ, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra ở khu vực hạ du hồ chứa. Tuy nhiên nếu các chủ hồ điều tiết lũ không đúng quy trình vận hành sẽ làm nguy cơ gây “lũ chồng lũ” cho vùng hạ du, ảnh hưởng đời sống của người dân

Xuân Hào

Các chương trình

Đã nhận diện đúng đối tượng, địa bàn trong chống buôn lậu động vật
Thời sự

Đã nhận diện đúng đối tượng, địa bàn trong chống buôn lậu động vật; Giá lúa đông xuân sớm giảm, thương lái bẻ cọc; Ứng phó thời tiết cực đoan dịp Tết Nguyên đán.

Đã nhận diện đúng đối tượng, địa bàn trong chống buôn lậu động vật
Thời tiết nông vụ ngày 23/01/2025: Nắng vàng thêm thắm sắc hoa phương Nam
Thời sự

Hôm nay, thời tiết trên cả nước mang những đặc trưng rõ rệt của mùa đông phương Bắc và sự ấm áp ở miền Nam.

Thời tiết nông vụ ngày 23/01/2025: Nắng vàng thêm thắm sắc hoa phương Nam