Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh hơn nữa các yêu cầu của thị trường Trung Quốc

Tổng hợp tin tức nông nghiệp đáng chú ý diễn ra trong tuần qua của chương trình phát thanh ‘Nông nghiệp tuần qua’, kênh Nông nghiệp Radio.

Nông nghiệp Radio  | 18:18 18/04/2022

Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh hơn nữa các yêu cầu của thị trường Trung Quốc

Tự động

Tổng hợp những tin tức nổi bật về nông nghiệp diễn ra trong tuần qua

Tổng hợp những tin tức nổi bật về nông nghiệp diễn ra trong tuần qua

Tin tức chính diễn ra tuần qua

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

- Bộ NN-PTNT tổ chức quán triệt Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

-  Hoạt động chính của Lãnh đạo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong tuần

- Cơ hội đang mở ra cho ngành cá tra

- Sớm hoàn thiện quy hoạch cảng cá và khu neo đậu tàu để trình Thủ tướng

- Cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Bây giờ là nội dung chi tiết

Thưa quý vị và bà con, tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức quán triệt Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian qua, triển khai thực hiện và hưởng ứng Cuộc vận động theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng, ngành Nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức để triển khai thiết thực, hiệu quả các nhiệm vụ của Cuộc vận động, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và thương hiệu nông sản Việt, từng bước xây dựng hành vi tiêu dùng trong xã hội, vừa gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, vừa hội nhập kinh tế quốc tế bền vững. Việc duy trì chủ động về nguồn cung lương thực thực phẩm trong nước; quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ; nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm nông sản và tăng cường khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam, nâng cao niềm tin về hàng hóa nông sản Việt là mục tiêu rất quan trọng trong giai đoạn tới. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper về việc hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước. Tại buổi làm việc, Đại sứ Marc E. Knapper cho biết phía Hoa Kỳ đánh giá rất cao các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với mục tiêu có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, Mỹ sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, chuyên môn, nhân sự để trở thành đối tác trong ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam. Chia sẻ với Đại sứ Marc E. Knapper, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng xúc tiến, thúc đẩy các trương trình hợp tác cũng như làm việc để tháo gỡ các khó khăn trong giao thương nông sản giữa 2 quốc gia trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Alfonso Garcia Mora cùng tham dự khai mạc diễn đàn “Vai trò của khu vực tư nhân đối với giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và hệ thống thực phẩm ở Việt Nam”, sau đó 2 ông có cuộc hội đàm riêng về các vấn đề hợp tác giữa IFC và Bộ NN-PTNT trong thời gian tới. Tại cuộc hội đàm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, lãnh đạo Bộ đánh giá cao những cam kết của IFC trong việc hỗ trợ Bộ NN-PTNT tăng cường đóng góp của khu vực tư nhân vào nền nông nghiệp hiện đại, mang tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường.

Ông Alfonso Garcia Mora cho rằng, những thông tin mà Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cung cấp đã giúp IFC hiểu rõ hơn được các ưu tiên của Việt Nam cũng như của Bộ NN-PTNT. Đồng thời, những vấn đề phía Việt Nam đưa ra rất phù hợp với mối quan tâm của IFC.

Tuần qua, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã làm việc với ông Rémi Nono Womdim, trưởng đại diện Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho rằng, quá trình hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và FAO từ năm 1978 đến nay, FAO tự hào vì những đóng góp vào nhiều hoạt động để phát triển lương thực, an ninh dinh dưỡng cũng như phát triển nông thôn tại Việt Nam. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, với lịch sử hợp tác lâu dài, đến này các chương trình phối hợp giữa FAO và Bộ NN và PTNT đang ngày càng mở rộng và toàn diện hơn.

Tin tức về nuôi trồng thủy sản trong tuần

Những năm gần đây, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) tích cực tuyên truyền người nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao để từng bước nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, thay thế hình thức nuôi tôm truyền thống. Từ phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, trên địa bàn huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều nông dân tỷ phú. Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở Tiền Hải những năm qua đã cho kết quả khả quan, từng bước thích ứng với sự biến đổi của khí hậu, kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ thành công cao. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỷ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư mô hình nuôi tôm công nghệ cao là rất lớn nên để nhân rộng cần có chính sách hỗ trợ nông dân vốn vay ưu đãi.

Cá trađang hút hàng khi các doanh nghiệp trở lại vùng nuôi nâng giá thu mua. Từ sau tết và rằm tháng Giêng tới nay, cá tra đúng cỡ xuất ao tăng giá lên 32.000 - 33.000 đồng/kg. Mức giá nãy đã khuấy động vùng nuôi cá tra quanh Cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) và khu vực hạ lưu ven sông Hậu. Từ nhiều năm qua, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) liên tiếp đưa ra nhiều giải pháp xây dựng các vùng nuôi liên kết một cách chặt chẽ. Trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm. Theo Tổng cục Thủy sản, cả nước hiện có 96 cơ sở sản xuất giống cá tra, trong đó số cơ sở sản xuất giống đang hoạt động là 80 cơ sở và hơn 2.280 cơ sở ương dưỡng giống cá tra. Sản lượng ước đạt trên 30 tỷ con cá tra bột và trên 3,4 tỷ con cá tra giống. Có thể thấy rằng, người nuôi thu hoạch cá lúc này có lãi khá, dù vậy không dễ bắt nhịp nhanh trước cơ hội mở ra.

Mới đây, đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã đến thăm mô hình trình diễn sử dụng thuốc trừ bệnh hữu cơ sinh học Amtech 100EW trên cây thanh long với diện tích 6.000m2 tại hộ ông Nguyễn Văn Vĩnh ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Đây là mô hình trình diễn do Công ty Cổ phần Nông nghiệp HP có trụ sở tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An kết hợp với nhà vườn trồng thanh long xuất khẩu sang các nước châu Âu triển khai thực hiện. Bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Quản lý Thuốc BVTV, Cục BVTV) cho biết, mô hình trình diễn của Công ty HP là một trong những nội dung cam kết giữa Cục BVTV và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV với mục tiêu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn, bền vững, đóng góp giá trị cho xã hội, đem lại lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp.

Người nuôi tôm nước lợ tại Khánh Hòa đang đối mặt chồng chất khó khăn khi thời tiết bất lợi, giá vật tư đầu vào tăng cao song giá tôm thương phẩm lại ở mức thấp. Ông Trần Quang Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, đến nay toàn xã mới thả khoảng 25/47 ha. Nguyên nhân một phần do thời tiết không thuận lợi, con giống chất lượng lại khan hiếm, cùng với đó là giá vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thủy sản, dầu cho chạy máy quạt cho oxy…đều tăng cao. Từ đó khiến người nuôi còn lưỡng lự chưa thả giống đồng loạt như mọi năm dù đã bước vào chính vụ nuôi tôm. Theo bà Nguyễn Toàn Thư, phụ trách phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa) thì toàn tỉnh có khoảng 1.800 ha ao nuôi tôm nước lợ. Tính đến nay, bà con mới thả khoảng 561 ha thấp hơn so với cùng kỳ.

 Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã khai giảng lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quay phim, biên tập xây dựng video khuyến nông. Lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang phối hợp với Văn phòng Báo Nông nghiệp Việt Nam tại ĐBSCL tổ chức thực hiện, có 30 học viên là cán bộ khuyến nông của trung tâm và các Trạm trực thuộc. Trong thời gian 1 tuần, các học viên sẽ được tâp huấn về lý thuyết, ứng dụng phần mềm, quay phim, biên tập, xây dựng video về các kỹ thuật khuyến nông bằng thiết bị thông minh và xuất bản trên nền tảng số. Theo kế hoạch, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức hội thi “Thiết kế video Khuyến nông” năm 2022, với 9 đội tham gia thực hiện gồm cán bộ của Trung tâm và 8 Trạm ở các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Từ lớp tập huấn lần này, sẽ giúp cho các học viên nắm vững kỹ thuật và xây dựng video khuyến nông hập dẫn, hiệu quả hơn.

Hạ tầng cảng cá cần được quan tâm đích đáng

Thưa quý vị và bà con, Cảng cá là công trình hạ tầng kỹ thuật của ngành thủy sản, là động lực cho khá nhiều ngành nghề kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, hệ thống cảng cá Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và kỳ vọng của xã hội.

Tốc độ đầu tư xây dựng cảng cá chậm so với mục tiêu quy hoạch nên năng lực cảng cá chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành thủy sản. Do vậy, việc đầu tư hạ tầng cảng cá là khâu quan trọng để tạo động lực cho phát triển thủy sản bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã công bố 49 cảng cá đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản; 60 cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động tại vùng khơi vào cập cảng; 12 cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài vào cập cảng; 14 cảng biển cho tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác qua lãnh thổ Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, hầu hết các địa phương đều không dành nhiều nguồn lực để đầu tư cho việc nâng cấp hạ tầng cảng cá. Trong khi đó, chưa có những chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển hệ thống cảng cá cũng như phát triển các dịch vụ tại cảng. Bên cạnh đó là sự yếu kém trong việc quản lý của các đơn vị quản lý cảng cá; nguồn nhân lực tại cảng còn thiếu và chưa được đào tạo...

Điển hình như khi quy mô cảng cá nhỏ không đủ diện tích đầu tư xây dựng xưởng cơ khí đóng sửa tàu cá và chế biến thủy sản thì hoạt động cảng cá đơn điệu, nguồn thu tài chính ít, không tận dụng cơ sở hạ tầng đã đầu tư. Khi xưởng cơ khí đóng sửa tàu cá và chế biến thủy sản phải hoạt động ngoài cảng sẽ hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng và cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, tốn kém chi phí đầu và chi phí vận chuyển nguyên liệu.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, những tồn tại, hạn chế ở các cảng cá, khu neo đậu hiện nay cần nhanh chóng được khắc phục để đáp ứng được mục tiêu phát triển nghề cá hiện đại, có trách nhiệm. Điều này không chỉ góp phần quan trọng trong việc gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn tạo ra được nền tảng cho phát triển bền vững ngành thủy sản.

* Việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá cần theo hướng công nghiệp, hiện đại trên cơ sở nâng cấp, mở rộng cảng cá hiện có, tập trung vào các hạng mục dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đảm bảo năng lực đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng cho tàu cá đánh bắt tại ngư trường khu vực.

Ngành tập trung xây dựng hoàn thành các Trung tâm nghề cá lớn, các cảng cá loại I gắn với ngư trường trọng điểm; tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững, đồng thời từng bước nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá hiện có gắn với cảng cá, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống cảng cá.

Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh hơn nữa các yêu cầu của thị trường Trung Quốc

Thưa quý vị và bà con, từ đầu năm nay, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực. Theo đó, sẽ thắt chặt hơn việc đăng ký nhóm hàng hóa nhập khẩu và thắt chặt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Điều này được đánh giá sẽ gây nhiều trở ngại cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc, doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận về các yêu cầu của thị trường để thích ứng. Qua quý I năm nay, các doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ta đã có nhận thức như thế nào về 2 Lệnh này khi xuất hàng vào Trung Quốc? phóng viên Bảo Thắng đã có trao đổi với TS Ngô Xuân Nam – phó Giám đốc văn phòng SPS Việt Nam về vấn đề này.

----- 

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266 hoặc email: Nongnghiepradio@gmail.com hoặc, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau:

Tự động

Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh hơn nữa các yêu cầu của thị trường Trung Quốc

Tổng hợp tin tức nông nghiệp đáng chú ý diễn ra trong tuần qua của chương trình phát thanh ‘Nông nghiệp tuần qua’, kênh Nông nghiệp Radio.

Nông nghiệp Radio

Các chương trình

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời sự

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt
Thời sự

Từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 250mm, có nơi cao hơn 350mm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt