Đồng Nai: Tôm công nghệ cao - hướng đi mới giàu tiềm năng

Đồng Nai đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung trong đó, nuôi tôm nươc lợ theo hướng công nghệ cao là một trong những hướng đi mới, đem lại kết quả khả quan.

Trần Trung  | 10:59 20/12/2022

Đồng Nai: Tôm công nghệ cao - hướng đi mới giàu tiềm năng

Tự động
Đến các xã vùng ven sông như Vĩnh Thanh, Phước An, Phước Khánh, Long Thọ… thuộc huyện Nhơn Trạch không khó bắt gặp những đầm tôm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, những bánh xe mang nguồn oxi đấy quay vòng xã bọt nước trắng xóa, trên mặt người dân rạng rỡ nụ cười hạnh phúc khi những ruộng lúa, mía trước đây giờ đã trở thành những đầm, đìa nuôi tôm công nghệ cao cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha mỗi năm. Tiêu biểu nhất là HTX Thành Công thuộc xã Phước An do Anh Nguyễn Huy Bình làm Giám đốc.

Tiếp chúng tôi tại ao tôm của mình khi mặt trời đã dần xuống núi nhưng anh vẫn mải miết kiểm tra từng gió tôm một, xem tình trạng sức khỏe của từng chú tôm một, anh Bình cho biết, vốn xuất thân từ miền ven biển Tiền Giang, vào Đồng Nai lập nghiệp khi tuổi còn đôi mươi, hành trang mang theo ngoài sức trẻ là một bụng kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. Nhận thấy, vùng Nhơn Trạch nói riêng, xã Phước An nói riêng có độ mặn lý tưởng để nuôi tôm nhưng chưa ai khai thác, sau khi tích lũy số vốn nhất định, anh đã bắt tay vào thực hiện mô hình nuôi tôm nước lợ theo hướng CNC.

Theo anh Bình,  nếu trước đây, nuôi tôm theo phương pháp truyền thống, trên diện tích 01 ha, nông dân sẽ dành 70% diện tích nuôi và 30% diện tích còn lại dùng để xử lý nước. Song bằng phương pháp nuôi công nghệ cao hiện nay thì hoàn toàn ngược lại, người nuôi sẽ dành đến 70% diện tích để xử lý nước nguồn nước và chỉ nuôi trên diện tích 30%.

Băng anh Nguyễn Huy Bình - Giám đốc HTX Thành Công

Không chỉ làm giàu cho bản thân, xuất phát từ những khó khăn của mình trong quá trình nuôi trồng thủy sản như: năng suất nuôi trồng thấp, thiếu vốn, thiếu nguồn nguyên liệu, môi trường nuôi, dịch bệnh, khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, …. Từ thực tế đó, đòi hỏi người nuôi tôm phải hợp tác lại để tập hợp được nguồn lực về tài chính, đất đai, con người, kỹ thuật nuôi trồng, tiếp cận những tiến bộ trong lĩnh vực nuôi tôm, tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào, thức ăn, con giống, cũng như mở ra các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất và nuôi tôm. Năm 2021 anh đã đứng ra vận đồng những người nuôi tôm thành lập ra HTX Dịch vụ nông nghiệp thủy sản Thành Công.  

Băng….Nguyễn Chí Bảo -  Thành viên HTX Thành Công

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, điều kiện môi trường, chất lượng nguồn nước ở khu vực huyện Nhơn Trạch rất phù hợp với con tôm. Hiện tổng diện tích nuôi tôm của huyện Nhơn Trạch đạt gần 1,7 ngàn ha, chủ yếu tập trung ở 2 xã Phước An và Vĩnh Thanh. Những năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm ở ao CNC được nông dân đầu tư nhiều. Với sản lượng vượt trội, tỷ lệ thành công cao,  tôm CNC  tạo ra bước đột phá mới, mở ra nhiều triển vọng cho ngành thủy sản. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi người nuôi tôm phải có kỹ thuật cao, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật thường xuyên, liên tục để đảm bảo thành công trong sản xuất.

Băng-PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng

MC1: Thưa quý vị và bà con, để phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Nuôi tôm bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu chung là nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng thúc đẩy lĩnh vực thủy sản của tỉnh, trong đó ngành tôm phát triển mạnh theo hướng an toàn, sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, góp phần tích cực nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tự động

Đồng Nai: Tôm công nghệ cao - hướng đi mới giàu tiềm năng

Đồng Nai đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung trong đó, nuôi tôm nươc lợ theo hướng công nghệ cao là một trong những hướng đi mới, đem lại kết quả khả quan.

Trần Trung

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc