Đưa nông nghiệp Việt Nam hòa chung quỹ đạo thế giới
Khi thế giới đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, nông nghiệp Việt Nam cần cách tiếp cận mới mẻ hơn, theo không gian đa chiều hơn và để có thể hòa vào quỹ đạo chung của thế giới trong bối cảnh hiện nay, bắt kịp sự phát triển hiện đại về sau, phát huy sức mạnh cộng đồng được coi là yếu tố cốt lõi.
Quỳnh Anh | 18:23 18/08/2023
Đưa nông nghiệp Việt Nam hòa chung quỹ đạo thế giới
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Tầm nhìn Nông nghiệp.
Thưa quý vị và bà con, trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại, vai trò của cộng đồng, của sự đoàn kết vẫn luôn hiện hữu và là chìa khóa cho mọi sự phát triển. Ở Việt Nam ta, vai trò cộng đồng có trong tình làng, nghĩa xóm và đã trở thành một nét đẹp văn hóa tiêu biểu. Những năm qua, kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi sâu sắc. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, nhất là ở các vùng nông thôn và cho đến nay, vai trò của cộng đồng càng được phát huy mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Hiện nay, khi nền nông nghiệp thế giới có những bước phát triển vượt bậc, chúng ta cần cách tiếp cận mới mẻ hơn, theo không gian đa chiều hơn và để có thể hòa vào quỹ đạo chung của thế giới trong bối cảnh hiện nay, bắt kịp sự phát triển hiện đại về sau, sức mạnh cộng đồng càng quan trọng hơn bao giờ hết.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, trong kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, tư duy tiếp cận từ cộng đồng đã được khởi phát từ lâu và dù vẫn còn khá nhiều vướng mắc thì những năm qua, sức mạnh cộng đồng vẫn luôn khẳng định giá trị quan trọng. Minh chứng là hiện nay, ngày càng nhiều các tổ chức cộng đồng được thành lập với vai trò tạo sự gắn kết trong sản xuất, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước và đặc biệt là nỗ lực tạo sự phát triển đồng đều trong xã hội. Phát huy vai trò, vị thế của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng là một lĩnh vực được Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các địa phương quan tâm thực hiện. Mỗi ngày, những con số thống kê về các HTX nông nghiệp Việt Nam, hội quán sản xuất nông nghiệp càng tăng lên, có nhữngHTX cho doanh thu tiền tỷ, kinh tế tập thể ngày càng được chú trọng, nhiều mô hình có sự tham gia của cộng đồng đã ghi nhận thành công lớn, tạo sức bật cho vùng nông thôn, tạo động lực xây dựng nông thôn mới và đem tới lợi ích cho người nông dân.
Ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn khẳng định:
Băng 1:
MC 2:
Hoạt động ở Việt Nam từ năm 1999, với tư tưởng xuyên suốt là cộng đồng tham gia – làm chủ - hưởng lợi, với phương châm tư duy toàn cầu – hành động cơ sở, cộng đồng luôn là trung tâm, Chương trình tài trợ nhỏ - SGP của Chương trình phát triển Liên hợp quốc -UNDP đã tài trợ cho các tổ chức xã hội 183 dự án cộng đồng tại 45 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong đó, hỗ trợ hàng trăm cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sinh kế dưới tán rừng, bảo tồn các giống, loài quý hiếm như rùa biển, voọc…, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, san hô, sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, quản lý rác thải, rác thải nhựa và du lịch cộng đồng. Các dự án cộng đồng có sức lan toả lớn, trong đó có nhiều dự án được nhân rộng với nguồn lực của các nhà tài trợ khác, các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, đã khẳng định rõ vị thế, vai trò của tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội trong vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển sinh kế bền vững. Từ thực tiễn nhiều chương trình, dự án đã triển khai Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc cho rằng, chìa khóa quan trọng để phát triển là thực hiện trao quyền cho cộng đồng.
Băng 2:
MC 2:
Từ thực tế vấn đề kết nối năng lực cộng đồng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, nhằm đánh giá vai trò, vị thế, năng lực, sự cần thiết phải phát huy vai trò cộng đồng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời, giới thiệu một số mô hình tiêu biểu cũng như thảo luận phương pháp, cách tiếp cận và giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Tọa đàm “Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, đã đến lúc, nông nghiệp Việt Nam cần xóa bỏ tư duy quản lý dựa vào pháp luật và tiếp cận cách quản trị xã hội dựa vào cộng đồng, hòa chung quỹ đạo thế giới.
Băng 3
MC 1:
Vâng thưa quý vị và bà con, sự đoàn kết hay vai trò của cộng đồng là yếu tố cốt lõi tạo nên sự phát triển của mọi lĩnh vực. Dù không có đánh giá cụ thể nào, song những năm qua, vai trò cộng đồng đã khẳng định vị thế, sự cần thiết trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn và sẽ ngày càng lan tỏa, tạo dựng được niềm tin trong nông dân, đóp góp vào quá trình phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại.
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, trong chương trình công tác tại tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm một số cơ sở sản xuất, chế biến lúa gạo, nông sản hiện đại, công nghệ cao trên địa bàn. Tại chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các đơn vị phải tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt nói chung và của công ty nói riêng, quy hoạch vùng nguyên liệu với quỹ đất hợp lý, bảo đảm lợi ích phù hợp cho người nông dân, góp phần công nghiệp hoá nông thôn. Cùng với đó, coi trọng chế biến sâu, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất sạch, năng suất, chất lượng cao, làm tốt việc truy xuất nguồn gốc gắn với chuyển đổi số; tiến hành quy trình sản xuất tiên tiến, xanh, giảm phát thải…
MC 2:
Tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, vụ xuân 2023, nông dân trên địa bàn đã được giới thiệu và trải nghiệm thiết bị bay không người lái 3 trong 1 gồm gieo giống, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật. Việc phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái đã giúp giảm lượng thuốc khoảng 20-30% so với phun bằng tay và giảm công lao động, tiết kiệm thời gian. Trung bình mỗi ngày, máy có thể phun được 30-40ha, tương đương khoảng 20 nhân công lao động, tiết kiệm chi phí khoảng 2-3 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế thấp nhất việc phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và giải được bài toán thiếu nhân công lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Không những vậy, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
MC 1:
Là huyện miền núi có phần lớn diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp để phát triển cây quế, sắn, gỗ rừng trồng và các loại cây trồng khác có giá trị. Cùng với đó, Văn Yên là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, nhiều hang động, thác nước đẹp, đặc biệt, với những nét văn hóa đa sắc màu của 12 dân tộc đã tạo điểm nhấn nổi bật để Văn Yên phát triển du lịch xanh bền vững. Do đó, địa phương này đang tập trung phát triển "nông nghiệp xanh” theo hướng hữu cơ, an toàn và bền vững, duy trì vùng nguyên liệu quế trên 52.000 ha, trong đó đã có trên 25.300 ha quế được canh tác theo hướng hữu cơ. Tổng giá trị các sản phẩm từ quế hằng năm trên địa bàn huyện đạt trên 800 tỷ đồng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị bà bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Đưa nông nghiệp Việt Nam hòa chung quỹ đạo thế giới
Khi thế giới đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, nông nghiệp Việt Nam cần cách tiếp cận mới mẻ hơn, theo không gian đa chiều hơn và để có thể hòa vào quỹ đạo chung của thế giới trong bối cảnh hiện nay, bắt kịp sự phát triển hiện đại về sau, phát huy sức mạnh cộng đồng được coi là yếu tố cốt lõi.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.