Giải pháp căn cơ để xóa sổ lúa ma
Tây Nguyên lấy nông lâm nghiệp làm bệ đỡ; xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ đạt 55 tỷ USD; sự kiện cơ giới hóa nông nghiệp lớn nhất lịch sử; kho lạnh ở ĐBSCL thiếu; Đắk Lắk rốt ráo xuất khẩu sầu riêng chính ngạch; Giải pháp căn cơ để loại bỏ lúa ma...
Nông nghiệp Radio | 14:53 04/07/2022
Tin tức nông nghiệp tuần qua trên Nông Nghiệp Radio
Tin tức nông nghiệp Tây Nguyên tuần qua: Lấy nông lâm nghiệp làm bệ đỡ phát triển kinh tế
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2020; định hướng các nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng, phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng các địa phương vùng Tây Nguyên phải nghiên cứu cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt chú trọng ngành nông, lâm nghiệp và du lịch. Lấy phát triển nông lâm nghiệp là bệ đỡ với các sản phẩm đặc thù, có chất lượng và giá trị cao; du lịch là đột phá gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển các điểm đến du lịch quốc gia và đô thị du lịch quốc tế.
Bộ NN-PTNT sơ kết ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022
Cũng trong tuần qua, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối 2022. Theo Hội nghị, mặc dù 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng toàn ngành vẫn đạt được những kết quả cao, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khuyên toàn ngành nông nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận trong công tác định hướng, phát triển cũng quy hoạch từng lĩnh vực.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển, việc chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp không phải là câu chuyện nhất thời mà cần phải thay đổi tư duy phát triển theo hướng tích hợp đa giá trị, tìm ra những giá trị mới, cần có sự chuyển động sang nền kinh tế nông nghiệp tiết giảm chi phí đầu vào.
Tin tức nông nghiệp nổi bật tuần qua: Họp báo công bố sự kiện Agritechnica Asia Live 2022
Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp Đức và Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức họp báo công bố sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 với chủ đề "Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững".
Sự kiện sẽ được diễn ra vào cuối tháng 8 với các hoạt động chính: Trình diễn mô hình thực hành sản xuất, công nghệ và máy nông nghiệp trên đồng ruộng; triển lãm công nghệ, máy và các giải pháp sáng tạo, bền vững trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi... Ngoài ra, chương trình còn tổ chức hàng loạt các hội thảo, diễn đàn quốc tế, chuyên đề ngoài đồng ruộng về cơ giới hoá, nông nghiệp thông minh và sản xuất bền vững.
Kho lạnh phục vụ xuất khẩu của ĐBSCL còn thiếu và yếu
Vừa qua, Vụ Hợp tác quốc tế đã tổ chức họp tham vấn ý kiến của các sở NN-PTNT các tỉnh vùng ĐBSCL, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực thủy sản và trái cây cho Đề án “Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Liên minh Châu Âu đến năm 2030”.
Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, hiện trạng kho lạnh tại khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL còn rất thiếu, quy mô nhỏ lẻ, chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu thị trường. Do đó, Bộ NN-PTNT đang kiến nghị Liên minh Châu Âu tài trợ xây dựng kho lạnh thông minh tại một số tỉnh, thành nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ rau quả phục vụ xuất khẩu xuất khẩu.
Tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Tại hội thảo “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tình hình mới”, diễn ra trong tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, bước đầu đạt được những thành tích quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, sản xuất nông sản, thực phẩm còn manh mún nhỏ lẻ, nhiều sản phẩm còn chưa được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Do vậy, ông Hải cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục xây dựng mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào.
Đồng thời, liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên toàn quốc, bảo đảm nguồn cung thực phẩm chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tin tức mới nhất về vấn đề thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá kém chất lượng
Liên quan đến vấn đề thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngư dân và tạo rào cản trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” EC, bà Phạm Thị Na Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chia sẻ với báo Nông nghiệp Việt Nam về bất cập trong công tác quản lý.
Theo đó, bà Phạm Thị Na cho rằng để giải quyết những vấn đề tồn đọng, trước tiên Bộ NN-PTNT cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành ngay quy định, quy chuẩn đối với thiết bị giám sát hành trình để địa phương có căn cứ và quy trách nhiệm cho các bên khi xảy ra sự cố.
Đồng thời, phải có cơ chế chính sách đào tạo cho các lực lượng kỹ thuật viên ngành thủy sản để có thể kiểm tra thiết bị, phát hiện lỗi, từ đó xem xét trách nhiệm thuộc về bên nào. Đặc biệt, các lực lượng làm công tác quản lý cần phải nhìn ở nhiều khía cạnh, không được đổ mọi trách nhiệm về phía ngư dân khi thiết bị bị ngắt kết nối.
Tin tức nông nghiệp tại Lâm Đồng: Đánh giá hiện trạng sản xuất hữu cơ trên toàn địa bàn
Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, thời gian qua, Lâm Đồng đã tổ chức điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng sản xuất hữu cơ trên toàn địa bàn nhằm xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện để mở rộng sản xuất hữu cơ. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang hoàn thiện 1 bản đồ tổng thể thể hiện thông số về các loại cây trồng, vật nuôi, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời thực hiện 12 bản đồ cho từng huyện, thành phố. Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho hay, cùng với việc xây dựng bản đồ, khảo sát, đánh giá, đơn vị đã xây dựng dự thảo 17 quy trình về sản xuất hữu cơ của các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu.
Nghệ An thực hiện nhiều biện pháp để ứng dụng hiệu quả công nghệ và chuyển đổi số
Đứng trước những bất cập về cung - cầu, ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã thực hiện nhiều biện pháp để ứng dụng hiệu quả công nghệ và đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số.
Cụ thể, trên cơ sở các sản phẩm được xây dựng hồ sơ quản lý chất lượng, nhãn hiệu hay xây dựng sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP, một số tổ hợp tác và hộ gia đình đã tự làm cấp mã vạch, dán mã QR để giới thiệu, bán hàng trực tuyến.
Tỉnh cũng đã phối hợp với các bên liên quan giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tại các trang thương mại trực tuyến. Trưởng Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Nghệ An Ngô Hoàng Khanh cho biết, trên cơ sở Đề án hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, ngành sẽ xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của địa phương.
Tin tức tuần qua về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
Thưa quý vị và bà con, Hiện nay các thủ tục để xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc đang được cơ quan chức năng ráo riết thực hiện.
Việc này nhằm giúp người dân, HTX trồng sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu từ phía Trung Quốc. Ông Lê Anh Trung - Giám đốc phụ trách vùng nguyên liệu, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn cho biết:
Việc triển khai vùng nguyên liệu sẽ mang lại lợi ích vô cùng lớn cho người nông dân. Chúng ta sẽ nâng cao được năng lực sản xuất chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu là thị trường Trung Quốc. Đây là bước đầu rất quan trọng để sầu riêng của mình xuất chính ngạch, mở rộng thị trường. Khi đã vào được Trung Quốc thì sản lượng tiêu thụ rất tốt rồi thì đương nhiên nó sẽ tác động đến giá cả được đẩy lên. Đây là thời điểm ban đầu nếu không làm tốt sẽ mất uy tín và họ có thể thu hồi mã vùng trồng. Ông Vũ Đức Côn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết:
Giải pháp căn cơ để xóa sổ lúa ma
Thưa quý vị và bà con, trước thực trạng lúa ma gây nhiều thiệt hại cho nông dân tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, để chủ động quản lý lúa cỏ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, các địa phương cần áp dụng tổng hợp các biện pháp.
Trong đó, biện pháp mang tính chất căn cơ, hiệu quả và cần được thúc đẩy nhân rộng không chỉ các tỉnh phía Bắc mà cả các tỉnh phía Nam là chuyển đổi phương thức canh tác từ gieo sạ sang cấy tay, mạ khay - cấy máy.
Vậy, giải pháp cụ thể này như thế nào? Phóng viên Nông nghiệp radio đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.
* Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp tuần qua trên kênh phát thanh Nông nghiệp Radio, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Giải pháp căn cơ để xóa sổ lúa ma
Tây Nguyên lấy nông lâm nghiệp làm bệ đỡ; xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ đạt 55 tỷ USD; sự kiện cơ giới hóa nông nghiệp lớn nhất lịch sử; kho lạnh ở ĐBSCL thiếu; Đắk Lắk rốt ráo xuất khẩu sầu riêng chính ngạch; Giải pháp căn cơ để loại bỏ lúa ma...
Nông nghiệp Radio
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.