Giải pháp nào để mở rộng diện tích sắn kháng bệnh khảm lá?
Việc phát triển của cây sắn ở Tây Ninh vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững, trong đó bệnh khảm lá sắn vẫn đang đe dọa nhiều vùng trồng sắn.
Thanh Sơn - Lê Bình | 13:47 08/10/2024
Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng sắn đứng thứ hai cả nước, chỉ sau tỉnh Gia Lai. Diện tích sản xuất sắn hiện nay trên 61.000 ha, chiếm 23% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Dù có diện tích đất trồng sắn đứng sau tỉnh Gia Lai, nhưng năng suất trồng sắn của Tây Ninh lại cao nhất cả nước. Bởi, Tây Ninh là địa phương có điều kiện đất đai phù hợp, khí hậu và nguồn nước tưới tiêu dồi dào rất thuận lợi việc phát triển cho cây sắn. Vì vậy, cây sắn được trồng và thu hoạch hầu như quanh năm.
Thêm vào đó, giá sắn tươi của Tây Ninh vẫn luôn ổn định và giá ở mức cao nên luôn thu hút được người trồng sắn trong tỉnh với thu nhập ổn định. Anh Võ Văn Lư, trồng sắn tại xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu chia sẻ:
Giá trong 78 năm nay thì giá nó cũng ổn định, nó nằm khoảng tầm 3200 đến 3000 rưỡi thì nông dân làm thì vẫn có ăn, nó cũng ổn định thì mỗi năm thì một mẫu mì thì mình trừ chi phí xong còn cũng được ba chục.
Thời gian vừa qua, Sở NN-PTNT Tây Ninh đã triển khai 2 mô hình khuyến nông về thâm canh sắn, sử dụng các giống kháng khảm được lưu hành đến với người nông dân tại 2 huyện: Tân Châu và Tân Biên.
Ông Dương Thanh Phương, phụ trách Trạm Khuyến nông Tân Châu cho biết, Trạm khuyến nông đang phối hợp với một số công dân đã trồng, nhân rộng là khoảng được trên 200ha. Nhờ đó, năng suất trồng sắn được cải thiện rõ rệt và người trồng sắn đỡ thiệt hại hơn.
Có một số giống như là giống HN5, HN1, C36, HN3 hoặc là HN80, HN97. Hai cái giống hiện nay chủ lực mà kháng khảm hiện nay là HN5, HN1 thì rất là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Cây sắn trồng rất là nhẹ phân nhưng mà phát triển thì rất là mạnh, do vậy mà năng suất mang lại rất là hiệu quả.
Mặc dù, diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá đã giảm mạnh trong những năm gần đây nhưng tình hình dịch bệnh trên loại cây trồng này vẫn còn là vấn nạn khá lớn đối với nghề trồng sắn ở Tây Ninh.
Từ khi xuất hiện bệnh khảm lá sẵn trên địa bàn thì những người trồng sắn như anh Đinh Công Định ở ấp Tân Lợi, xã Tân Phú, huyện Tân Châu cũng lao đao theo. Mặc dù liên tục thay đổi các giống sắn kháng khảm mới nhưng năng suất, chất lượng cũng không được như trước đây, nhất là trong tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra khó lường như hiện nay.
Từ lúc rảnh mà bị phát bệnh thì năng suất nó sẽ kéo giảm rất nhiều. lúc chưa phát bệnh là một mẫu, nó từ 45 tới 50 tấn một mẫu từ khi phát bệnh đến giờ là khoảng từ 25 - 30 tỉnh. Mẫu nó bù lại cái giá thành và năm nay nó cũng đỡ nên người ta vẫn theo. Ở đây vẫn theo cây sắn chứ giờ nếu mà chuyển qua cây giống khác thì cũng không biết trồng giống gì.
Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh đã chủ động phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc khảo nghiệm các giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm lá.
Mới đây, qua công tác khảo nghiệm từ 10.000 hạt lai các giống sắn có gen kháng bệnh khảm lá sắn, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã tiếp tục chọn được 2 giống sắn được đánh giá ưu việt nhất từ trước đến nay. 2 giống sắn này không chỉ kháng 100% bệnh khảm lá mà còn có năng suất, chữ bột cao và kháng được các bệnh nguy hiểm khác như bệnh chổi rồng trên cây sắn.
Thạc sĩ Phạm Thị Nhạn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc cho biết:
Liên tiếp qua 4 vụ đánh giá thì mình đã chọn được 2 dòng đáp ứng được các cái tiêu chuẩn của sản xuất như là khả năng khám bệnh, khảm lá, chống chịu với các cái điều kiện như là thối củ, chổi rồng và nhện đỏ cũng như là tiềm năng về năng suất và hàm lượng tinh bột. Dự kiến là cuối năm 2024, đầu năm 2025 thì mình sẽ công bố, cho sản xuất và để phát triển rộng rãi ra cho khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cũng đang tiến hành xây dựng Đề án “Nghiên cứu, lai tạo, khảo nghiệm và sản xuất thương mại khoai mì giống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030” với quy mô 23 ha tại xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng tiếp tục cơ giới hóa các khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch khoai mì để giảm công lao động.
Giải pháp nào để mở rộng diện tích sắn kháng bệnh khảm lá?
Việc phát triển của cây sắn ở Tây Ninh vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững, trong đó bệnh khảm lá sắn vẫn đang đe dọa nhiều vùng trồng sắn.
Thanh Sơn - Lê Bình
Tin liên quan
Các chương trình
Một giải pháp BVTV phù hợp sẽ giúp khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo ổn định sản xuất cho bà con vùng ĐBSCL.
Việc xây dựng hành trình làm nông nghiệp tốt gắn với phát triển các cây trồng chủ lực đang được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang quan tâm và tạo được những thành tựu đáng kể.