Giải pháp sinh học sẽ lấy lại vị thế của cây cam Vinh

Suốt thời gian dài, do quá trình sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ của chính người trồng, để rồi sau cuối phải nhận cái giá quá đắt.

Việt Khánh  | 11:47 23/12/2024

Giải pháp sinh học sẽ lấy lại vị thế của cây cam Vinh

Tự động

Cam Vinh vào vụ thu hoạch, giá cao hơn mọi năm

Giải pháp sinh học sẽ lấy lại vị thế của cây cam Vinh

Cam Vinh là đặc sản nức tiếng của đất Nghệ An, nghề trồng cam từng phát triển cực thịnh tại dải đất Phủ Quỳ màu mỡ thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp hay thị xã Thái Hòa. Thời hoàng kim không một loại cây trồng nào so sánh được với cây cam bởi giá trị kinh tế cao chót vót mà nó mang lại, nhờ cây cam nhiều hộ vươn tầm đại gia lắm của nhiều tiền, có những gia đình đút túi hàng tỷ đồng mỗi năm, trường hợp lại vài ba trăm triệu nhiều không kể xiết. Có điều ký ức xa xăm đã trôi vào dĩ vãng, nay nghề trồng cảm đang trong cảnh phú quý giật lùi. Phản ánh của phóng viên Việt Khánh

MC2: 6 năm trở lại đây, nghề trồng cam tại Nghệ An tuột dốc không phanh, càng trồng càng lỗ, tình trạng kéo dài mải miết khiến số đông dần chùn chân mỏi gối, gắng gượng không nổi đành chấp nhận bỏ nghề. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực cảnh buồn, trong đó nổi cộm hơn cả là thực trạng “bóc lột” đất suốt thời gian dài do quá trình sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ của chính người trồng, để rồi sau cuối phải nhận cái giá quá đắt đỏ

Ấy vậy mà, theo “Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; “Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030”, tỉnh này đặt mục tiêu nhân rộng diện tích trồng cam tới năm 2025 đạt 6.100ha, đến năm 2030 đạt 8.645ha.

Đưa ra để thấy cây cam có vị thế quan trọng ra sao trong chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Dù vậy lý thuyết là một nhẽ, thực tế đôi khi lại rẽ sang hướng khác, với cây cam càng kỳ vọng càng thất vọng não nề, tình hình cứ thế tệ dần qua từng năm.

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An, đến cuối năm 2019 toàn tỉnh chỉ còn 5.464ha cam, giảm 692ha so với năm 2018. Đến đầu năm 2021, con số này chỉ còn khoảng 4.700ha. Đến đầu năm 2023, ghi nhận tại 10 huyện, thị chuyên trồng cam diện tích chỉ còn trên dưới 2.200 ha mà thôi. Đáng nói mọi thứ hiện tại vẫn rất tệ, đến mức nhiều vùng trồng có tiếng ở thủ phủ Quỳ Hợp còn chẳng thể trồng cam trước năm 2030. Dưới góc nhìn của cơ quan chuyên môn, ông Phan Duy Hải, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết:

Bóc băng ông Phan Duy Hải: “….”

Nhưng con số thống kê không biết nói dối, qua đó chứng minh rõ nét thực trạng khốn khó của nghề trồng cam tại Nghệ An. Tiến hành kiểm tra các vườn cam trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có khoảng 30% phát triển trung bình, phát triển kém. Đối với diện tích cam kinh doanh số phát triển tốt chỉ đạt trên 52,7%, còn lại rất đáng quan ngại.

Năm 2023 khi cơ quan chuyên ngành tiến hành khảo sát tổng thể thấy rằng tình trạng suy thoái đang phổ biến tại nhiều vùng trồng mới, nặng nhất là các huyện Nam Đàn, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Con Cuông. Riêng 2 huyện Nghi Lộc và Yên Thành ở mức độ thấp hơn, tuy nhiên để tránh dẫm vào vết xe đổ đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng người trồng tuân thủ nghiêm ngặt các bước theo quy chuẩn. Muốn duy trì bền vững phải thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thay thế vào đó là bồi bổ dưỡng chất hữu cơ cho đất, kết hợp lựa chọn bộ giống chất lượng cao.    

Ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành chia sẻ một số thông tin theo hướng gợi mở:

Bóc băng ông Nguyễn Trọng Hương: “…”.

Để chặn đà tuột dốc, những năm qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An đã chủ động xây dựng các mô hình “Quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại nhằm khắc phục hiện tượng cam kém chất lượng, bệnh rụng quả, vàng lá thối rễ trên cây cam thời kỳ kinh doanh” đối với những vườn cam kém chất lượng tại các huyện Con Cuông, Yên Thành.

Tương tự, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An cũng xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật trong canh tác đối với 18 vườn cam bị suy thoái nặng tại các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông, Thanh Chương, Yên Thành.

Tuy nhiên chừng đó chỉ như muối bỏ bể, muốn chấm dứt tình trạng đêm dài lắm mộng đỏi hỏi phải áp dụng trên phạm vi lớn với lộ trình, kế hoạch, phương án phù hợp, đảm bảo tính khả thi cao. Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Phan Duy Hải, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật khẳng định, ngành nông nghiệp Nghệ An đang tập trung để tháo gỡ nút thắt dai dẳng này.   

Tự động

Giải pháp sinh học sẽ lấy lại vị thế của cây cam Vinh

Suốt thời gian dài, do quá trình sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ của chính người trồng, để rồi sau cuối phải nhận cái giá quá đắt.

Việt Khánh

Các chương trình

Thành tựu công nghệ sinh học xây dựng nền nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL
Chính sách

Ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn đã giúp nông dân nâng tầm sản xuất nông nghiệp và nâng cao giá trị sản phẩm, giảm chi phí trong sản xuất.

Thành tựu công nghệ sinh học xây dựng nền nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL
Những điều đặc biệt tại một Tổ Khuyến nông cộng đồng
Chính sách

Người dân không còn tự làm theo ý riêng, các thành viên không còn mạnh ai nấy làm. Qua Tổ Khuyến nông cộng đồng, những người nông dân gắn kết lại với nhau.

Những điều đặc biệt tại một Tổ Khuyến nông cộng đồng