Giảm chi phí, cải thiện môi trường nhờ phân bón lá hữu cơ

Nhà vườn vui mừng khi nông sản tăng giá; Đắk Lắk lên kế hoạch sửa chữa hàng loạt hồ đập mất an toàn; Nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh mùa lũ.

Xuân Hào  | 

Giảm chi phí, cải thiện môi trường nhờ phân bón lá hữu cơ

Tự động

nhà vườn đang háo hức với loại phân bón hữu cơ mới, hôm qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tại thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, một trong những "rốn lũ" của Thừa Thiên - Huế,  Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác đã đến thăm hỏi, sẻ chia trước những thiệt hại do mưa lũ mà các hộ dân gặp phải, đồng thời mong muốn bà con nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương tiếp tục quan tâm và kịp thời hỗ trợ người dân, tuyệt đối không để bà con đói, rét, thiếu lương thực, thực phẩm, đồng thời huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Công Điền

  • Nhà vườn vui mừng khi nông sản tăng giá

Sau hơn 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều nhà vườn ở khu vực miền Tây Nam bộ vui mừng khi nhiều loại nông sản tăng giá, dễ bán hơn. Từ những loại trái cây thông thường như cam, ổi, xoài cho tới những cây công nghiệp ảnh hưởng tới hàng ngàn hộ dân là mít Thái, sầu riêng hay thanh long đều có giá cao. Điển hình là giá mít loại 1 hiện đang được thương lái mua ở vựa với giá 25 nghìn đồng/kg, cao nhất trong khoảng 3 năm nay. Giá thanh long được các chủ vựa ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An mua với giá 15-20 nghìn đồng/kg, giá dừa nguyên liệu xuất khẩu ở địa phương cũng tăng mạnh, từ 30.000 đồng một chục - 12 trái đã lên tới 55.000 đồng một chục.

Minh Đãm

  • Đắk Lắk lên kế hoạch sửa chữa hàng loạt hồ đập mất an toàn

Đắk Lắk hiện có hơn 780 hồ, đập, công trình thủy lợi, nhiều nhất vùng Tây Nguyên. Qua kiểm tra, rà soát thực địa của Sở NN&PTNT tỉnh đã phát hiện hàng trăm công trình hư hỏng, xuống cấp, mất an toàn. Đáng chú ý, trong mùa mưa lũ năm 2019, Đắk Lắk có ba đập bị hư hỏng nặng đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Để khắc phục tình trạng này, HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa họp và thống nhất thông qua Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư 8 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước, công trình thủy lợi của địa phương.

Minh Quý

  • Nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh mùa lũ

Khoảng 10 năm qua, một số hộ dân ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng lợi ích từ nước lũ bằng cách văng lưới nuôi tôm càng xanh và mang lại hiệu quả khá cao. Theo người dân nơi đây, những năm lũ lớn, tôm nuôi phát triển tốt, 1ha tôm càng xanh sau 8-10 tháng thả nuôi cho thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng. Nhờ đó, tạo niềm tin và động lực để các hộ dân duy trì mô hình sống chung với lũ. Được biết, mô hình này thuộc dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Hiện, mô hình đang thu hút thêm nhiều hộ dân học hỏi nhân rộng.

Văn Vũ

  • Kông Chro thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mạnh dạn loại bỏ những loại cây kém hiệu quả sang canh tác các giống cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao như nhãn lai, mãng cầu Thái, thanh long và cây hoa hòe, góp phần tăng thu nhập, giúp người dân thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, người dân ở Kông Chro còn đầu tư trồng các loại cây dược liệu quý như cà gai leo, đương quy... với lượng tiêu thụ lớn, dễ trồng, giúp giải quyết việc làm và có thu nhập ổn định. Hiệu quả từ các mô hình này đã chứng minh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi đúng đắn của địa phương. Tận dụng quỹ đất, phát huy lợi thế cây trồng, đời sống người dân được nâng lên.

Quỳnh Anh

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối liên quan đến môi trường sinh thái do lạm dụng phân bón vô cơ. Theo đó, việc ứng dụng phân bón lá hữu cơ vào sản xuất lúa gạo với tỷ lệ dinh dưỡng đa thành phần sẽ đảm bảo cho cây trồng có đầy đủ dinh dưỡng sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt, ứng dụng phân bón lá hữu cơ sẽ giúp giảm thiểu phân bón vô cơ, cải thiện môi trường sinh thái và là điều kiện quan trọng để từng bước sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, bền vững, giảm phát thải. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá hữu cơ, mời quý vị cùng đến với những trao đổi của Nông nghiệp Radio với ông Huỳnh Tấn Đạt – Phó Cục trưởng Cục BVTV.

Phạm Huy

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 20/10/2022.

  Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự Họp Quốc hội.

  Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dự Diễn đàn Nông nghiệp tái sinh: Giải pháp thiết thực giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững. Sau đó, dự Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 25 năm thành lập Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Làm việc với một số đơn vị liên quan đến Đoàn công tác.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp tục đi công tác nước ngoài.

Quỳnh Anh

Tự động

Giảm chi phí, cải thiện môi trường nhờ phân bón lá hữu cơ

Nhà vườn vui mừng khi nông sản tăng giá; Đắk Lắk lên kế hoạch sửa chữa hàng loạt hồ đập mất an toàn; Nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh mùa lũ.

Xuân Hào

Các chương trình

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Thời sự

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Diện tích trồng mía tại Thanh Hóa giảm gần 2,5 lần trong 10 năm; Dưa hấu nghịch vụ tăng giá.

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha
Thời sự

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha