Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.
Giống nho Tây làm ngọt đất cù lao Tân Lộc
Vài năm trở lại đây, cù lao Tân Lộc trở nên nổi danh với nghề trồng mận, dừa, phát triển du lịch sinh thái. Cái tên “Hòn đảo ngọt” cũng được dành tặng riêng cho vùng đất này.
Xuân Hào | 16:57 14/09/2022
TP Cần Thơ Cây nho thân gỗ. Vài năm trở lại đây, cù lao Tân Lộc trở nên nổi danh với nghề trồng mận, dừa, phát triển du lịch sinh thái.
Cái tên “Hòn đảo ngọt” cũng được dành tặng riêng cho vùng đất này. Nơi đây, có một thầy giáo, người tiên phong đưa giống nho thân gỗ từ tận trời Tây về phát triển trên vùng đất này, thu bền hơn nửa tỷ đồng mỗi năm. Sau đây Nông nghiệp radio mời quý vị và bà con cùng khám phá mô hình này.
MC 2: Thưa quý vị, để có một ngày khám phá trọn vẹn vùng đất cù lao Tân Lộc, 4 giờ sáng nhóm phóng viên nông nghiệp radio đã chuẩn bị hành trang lên đường. Cách TP Cần Thơ hơn 40km và mất tầm 5 phút đi đò “vượt” sông Hậu, chúng tôi đã có mặt trên vùng đất cù lao Tân Lộc.
Đây là một địa điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng được du khách gần xa tìm đến khi ghé thăm Cần Thơ. Với điểm nhấn là các vườn dừa, vườn cây cổ hay những khu vườn bạt ngàn mận An Phước. Đặc biệt, là vườn nho thân gỗ Thầy Thống của thầy giáo Huỳnh Công Thống ở khu vực Tân An, phường Tân Lộc.
Với niềm đam mê nông nghiệp từ thời tiểu học, ông Thống đã bắt đầu tập ghép cành cho một số loại cây ăn trái trong gia đình. Sau này, ông manh nha suy nghĩ nghiên cứu cây thân gỗ. Vào khoảng năm 2010, với 200 hạt giống nho đầu tiên chuyển về từ Mexico, ông tiến hành phân ly, lai tạo, gây đột biến trở thành giống nho thân gỗ đang được nhiều người biết đến hiện nay.
Trên diện tích 5.000 mét vuông vườn cây ăn trái, trước đây ông Thống phát triển kinh tế vườn bằng việc trồng cam, quýt và táo. Sau đó, trồng xen nho thân gỗ, dần dần thấy nho phát triển tốt và mang lại thu nhập khá, ông mạnh dạn chặt hết các loại cây trồng khác để tập trung phát triển nho thân gỗ.
Nho thân gỗ vốn là loại cây độc, lạ, thân giống cây ổi, trái có dáng giống trái sung, bám chặt vào thân cây và khi ăn có vị chua, chát và ngọt. Những tưởng loại cây này sẽ khó trồng và yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng qua chia sẻ của ông Thống thì loại cây này có khả năng thích nghi với nhiều vùng đất. Ông Thống chia sẻ:
[Bang Huynh Cong Thong 1]: “200 cây nho, ví dụ mình trồng ở đây khoảng 100 cây còn 100 cây còn lại mình nhờ bà con của các nơi luôn trồng giùm mình. Gửi xuống Cà Mau 2 cây cho bạn trồng, gửi xuống Cần Thơ cho người bạn trồng giùm vài cây, gửi ra Sài Gòn rồi miền Trung, Hà Nội, Đà Lạt nhờ người ta trồng để mình nghiên cứu cho cái loại cây này thích nghi với vùng đất nào, thời tiết nào”.
Nói về cách chăm sóc cũng như duy trì năng suất, chất lượng của quả nho, ông Thống cho rằng đây là loại cây “ưa” phân hữu cơ. Thời điểm trước khi bắt đầu trồng nho thân gỗ, ông chủ yếu sử dụng phân bón hóa học. Thế nhưng năng suất và chất lượng quả nho sau mỗi vụ lại dần thấp đi. Từ kinh nghiệm sau nhiều năm phát triển giống nho này, ông Thống phân tích.
[Bang Huynh Cong Thong 2]: “Ở đây bây giờ mình sử dụng 100% hữu cơ trước đây có xen một số hóa học. Sử dụng phân hóa học thịt nó mềm hơn, còn hữu cơ thịt cứng hơn, sau phân hóa học trái mùa sau bị thất, nhưng mà hữu cơ thì trái mùa sau tiếp tục trúng. Như vậy thì hữu cơ vừa cho năng suất cao lí do có độ bền”.
Hiện nay, ông Thống đã nghiên cứu ra nhiều hình thức phát triển nho thân gỗ từ làm cây giống, cây kiểng, bán trái tươi, thậm chí là các sản phẩm nước ép chiết xuất từ quả nho. Với giá thành cây giống dao động từ 50.000 – 2.000.000 đồng/cây giống (tùy thuộc vào độ tuổi của cây). Đối với nho tươi cung cấp ra thị trường cũng vào mức 200.000 đồng/kg. Riêng với sản phẩm nước ép nho thân gỗ, siro nho được ông chiết xuất với mức giá 100.000 đồng/chai 450ml.
Các sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận vào tháng 7/2022. Chia sẻ về kế hoạch phát triển giống nho thân gỗ, ông Thống còn cho biết đang thực hiện hồ sơ để đăng ký sản phẩm nước ép nho thân gỗ lên men.
Ngoài tập trung phát triển giống nho thân gỗ, ông Thống đã mở điểm du lịch sinh thái kết hợp làm vườn hữu cơ, vừa làm tăng giá trị sản phẩm làm ra, vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương. Khách du lịch khi ghé thăm khu vườn tỏ ra khá thích thú. Du khách Phạm Hữu Đức ở tỉnh Kiên Giang thích thú chia sẻ:
[Bang Pham Huu Duc]: “Giống nho này chất lượng rất tốt, ăn rất thơm ngon. Tôi rất hy vọng giống nho này được phát triển khắp các tỉnh để mình nhân giống lên.”
Hiện nay, bình quân thu nhập mỗi năm, ông Thống thu về khoảng 500 triệu đồng, riêng thời điểm trước dịch Covid-19, lợi nhuận thu được lên đến 700 triệu đồng. Hiện tại, vườn nho đang có khoảng 500 cây cho trái và hơn 10.000 cây con hoặc sắp cho trái. Có cả những cây nho thân gỗ trái lạ như nho trái đỏ, cây lá vàng cẩm thạch.
MC 2: Thưa quý vị, hiện nay, ngoài phát triển vườn nho thân gỗ, khu vườn nhà ông Thống hiện đang lưu giữ rất nhiều cây lâu năm, quý và hiếm gặp như cây ngọc am, thủy tùng, đàn hương, cây bocoat của Brazil, trầm hương, cẩm lai, kim giao, đặc biệt là cây sầu riêng có tuổi đời lên đến khoảng 100 năm. Việc lưu trữ và bảo tồn các loại cây quý hiếm này nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập cho các em học sinh THPT trên địa bàn cũng như sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
Kim Anh
Giống nho Tây làm ngọt đất cù lao Tân Lộc
Vài năm trở lại đây, cù lao Tân Lộc trở nên nổi danh với nghề trồng mận, dừa, phát triển du lịch sinh thái. Cái tên “Hòn đảo ngọt” cũng được dành tặng riêng cho vùng đất này.
Xuân Hào
Các chương trình
Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.