Gỡ thẻ vàng IUU của EC cho ngành thủy sản: Cơ hội cuối cùng

Hoàn thành kế hoạch chuẩn bị đón đoàn thanh tra EC lần thứ 4; Festival về miền quan họ 2023 - kết nối tinh hoa văn hoá phi vật thể; Diêm dân Bạc Liêu lao đao vì mưa trái mùa.

Xuân Hào  | 

Gỡ thẻ vàng IUU của EC cho ngành thủy sản: Cơ hội cuối cùng

Tự động

Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Công bố "Kế hoạch hành động chống IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4". Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, tháo gỡ thẻ vàng trong năm 2023 là một nhiệm vụ rất quan trọng. Đến nay, tất cả các nội dung trong công tác chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của EC đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và tương đối hoàn chỉnh. Về lâu dài, chúng ta cần có sự đầu tư để bảo đảm công tác bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái biển, tái cơ cấu ngành thủy sản. Thực hiện chuyển đổi nghề khai thác thủy sản, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân ven biển. Cụ thể về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị trong phần sau của chương trình.

Quang Dũng

  • Festival về miền quan họ 2023 - kết nối tinh hoa văn hoá phi vật thể

Hôm qua, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức họp báo Festival "Về miền Quan họ - 2023", kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Theo thông tin tại họp báo, Festival "Về miền Quan họ - 2023" sẽ diễn ra từ 24 - 28/02 với các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như Lễ khai mạc Festival với Chủ đề: “Miền di sản - Tinh hoa và bản sắc”, Chương trình hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền… Đặc biệt, chương trình năm nay còn có sự tham gia của các tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền có Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh như: Hát Xoan Phú Thọ, Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Nhã nhạc cung đình Huế và trên 20 gian hàng sản phẩm OCOP 3-4 sao của tỉnh Bắc Ninh.

Quang Linh

  • Diêm dân Bạc Liêu lao đao vì mưa trái mùa

Hàng năm, vào thời điểm này, diêm dân ở tỉnh Bạc Liêu đã bước vào đợt thu hoạch thứ 2 trong vụ muối, vậy mà năm nay bà con vẫn chưa thu hoạch được hạt muối nào. Từ trước Tết đến nay, bà con lao đao khi ruộng muối gần kết tủa hạt lại bị những trận mưa trái mùa xóa sạch. Theo người dân địa phương, thông thường, vụ muối bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến tháng 4 âm lịch năm sau. Năm nay, thời tiết bất lợi, mưa trái mùa liên tiếp khiến diêm dân tốn nhiều công sức và chi phí sản xuất nhưng không thu được thành quả, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống.

Văn Vũ

  • Khôi phục thương hiệu gạo Nàng thơm Chợ Đào

Thương hiệu gạo Nàng thơm Chợ Đào vốn vang danh khắp các vùng miền, nằm trong tốp 100 đặc sản quà tặng Việt Nam và 100 món ăn đặc sản được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố, trở thành biểu tượng của tỉnh Long An. Tuy nhiên, Nàng thơm Chợ Đào hiện đang “xuống cấp” về chất lượng... Nhiều năm qua, các ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp để phục tráng giống lúa này. Trong đó phải kể đến đề tài: Khai thác và phát triển nguồn gien giống lúa Nàng thơm Chợ Đào do trường ĐH Cần Thơ phối hợp Sở KH-CN và Sở NN-PTNT tỉnh Long An thực hiện. Vụ đông xuân vừa qua, 100kg lúa giống nguyên chủng được trồng trên diện tích 2ha đã cho năng suất khoảng 12 tấn. Số lúa này đang được lưu trữ tại địa phương để ngành chức năng nghiên cứu đánh giá cũng như chuẩn bị mở rộng diện tích gieo trồng cho mùa vụ tiếp theo.

Quỳnh Anh

  • Đồng Tháp đào tạo nghề cho hơn 1.600 lao động nông nghiệp

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 với mục tiêu hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao. Theo đó, trong năm 2023, Đồng Tháp phấn đấu đào tạo nghề nông nghiệp cho hơn 1.600 lao động. Ngoài ra, năm 2023, tỉnh này tiếp tục phấn đấu đưa từ 1.500 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc, ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại nước sở tại.

Lê Hoàng Vũ

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến Công bố "Kế hoạch hành động chống IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4" theo Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/2/2023. Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 5/2023, các cấp, ngành và địa phương cần tập trung các nhiệm vụ chính như: Rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến; Giám sát và truy xuất nguồn gốc 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ tại địa phương; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, gỡ thẻ vàng trong năm 2023 là một nhiệm vụ quan trọng, khẳng định hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Băng: TT Tiến

2:04 – 3:56

“Tháo gỡ thẻ vàng là 1 nhiệm vụ rất quan trọng… đối với thế giới.”

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 21/2/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Nghe BC dự thảo quyết định chức năng, nhiệm vụ Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật. Sau đó, dự Họp Ban cán sự đảng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị sơ kết 5 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo "Qũy vì biển, đảo Việt Nam". Sau đó, Họp Ban cán sự đảng.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đó, Họp Ban cán sự đảng.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Hội nghị toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Sau đó, dự Họp Ban cán sự đảng

  Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe BC các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng. Họp với Ban Kiểm tra trung ương về chuẩn bị Sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW. Sau đó, Dự khai mạc Hội chợ HawaExpo.

Quỳnh Anh

Tự động

Gỡ thẻ vàng IUU của EC cho ngành thủy sản: Cơ hội cuối cùng

Hoàn thành kế hoạch chuẩn bị đón đoàn thanh tra EC lần thứ 4; Festival về miền quan họ 2023 - kết nối tinh hoa văn hoá phi vật thể; Diêm dân Bạc Liêu lao đao vì mưa trái mùa.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi