Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Gỡ vướng mắc cho nghề nuôi biển
Nuôi biển nói chung còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu.
Xuân Hào | 14:44 16/08/2022
MC 1: Thưa quý vị và bà con, Việt Nam ta có tiềm năng và lợi thế về bờ biển dài và diện tích vùng đặc quyền kinh tế biển lớn, nhiều hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi biển. Tuy nhiên, nuôi biển nói chung và cá biển nói riêng còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo đó, áp dụng công nghệ nuôi và hệ thống lồng bè thích ứng với biến đổi khí hậu là điều tất yếu để có thể phát triển nuôi biển bền vững. Mời quý vị cùng đến với phóng sự sau của phóng viên Kim Sơ để hiểu hơn về vấn đề này:
MC 2:
Mới đây tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho rằng, trong định hướng phát triển nuôi biển, cả cơ quan nhà nước và nhân dân chưa nhận thức được vấn đề này chuyển từ nghề cá nhân dân, tự phát, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu và ngư dân, hộ dân làm chủ thể sang ngạch thương mại tức là công nghệ cao, quy mô lớn do doanh nghiệp làm chủ thể. Dù vậy, đây là một bước ngoặt rất khó khăn, nhiều nguyên nhân khiến nhà nước chưa đủ giải pháp để thực hiện.
Một vấn đề nữa, theo ông Nguyễn Hữu Dũng, hiện chúng ta đang thực hiện việc di chuyển từ nuôi ven bờ ra nuôi xa bờ, nuôi đại dương, đây là một định hướng đúng nhưng để triển khai cũng có nhiều cản trở. Bởi thực trạng lồng bè nuôi hiện nay chủ yếu bằng gỗ, tre nên chỉ cần cơn gió cấp 7 đã gây thiệt hại. Định hướng tương lai nuôi biển của nước ta là chuyển sang nuôi công nghiệp nhưng làm sao chuyển lồng bè gỗ sang lồng hiện đại hơn là câu chuyện cần phải tìm giải pháp.
[Băng ông Dũng
“Thách thức nuôi biển miền Trung, thứ nhất hầu hết nuôi biển quy mô nhỏ, hộ gia đình, công nghệ lạc lậu, ở vùng quen bờ, quá ít doanh nghiệp nuôi biển.
Bây giờ hỏi ở Khánh Hòa có mấy doanh nghiệp nuôi biển công nghiệp, đến 3 ông hay 4 ông hay mười. Thấy trong báo cáo có 3 doanh nghiệp. Hiện quy hoạch là vướng nhất, 1664 chưa triển khai được là vì vướng quy hoạch, quy hoạch cũ dẹp rồi quy hoạch mới chưa xong”.]
MC 2:
Ngoài vấn đề quy hoạch, nghề nuôi biển nước ta cũng thiếu tiêu chuẩn, chưa có chính sách đầu tư. Hiện, chưa tỉnh nào giao khu mặt nước lâu dài cho dân và chúng ta vẫn chưa xây dựng được tiêu chuẩn trại nuôi trên biển. Điều này không thể thực hiện được việc đăng ký, đăng kiểm cho trại nuôi kéo theo bảo hiểm, ngân hàng không thể vào cuộc cho dân vay vốn đầu tư nuôi biển cũng như đào tạo nhân lực phục vụ trong lĩnh vực này.
Theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để phát triển nghề nuôi biển, chúng ta phải thực hiện nghiên cứu thị trường, nâng cao kỹ thuật và tập trung ứng dụng công nghệ chế biến.
Ông Hồng cũng sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến của ngư dân và báo cáo Bộ NN-PTNT tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm phục vụ phát triển nuôi biển. Đồng thời, đề nghị Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông các địa phương tiếp tục tham mưu lãnh đạo tỉnh, TP các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng bè bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, đặc biệt vấn đề quy hoạch vùng nuôi, cấp quyền sử dụng mặt nước. Đề nghị các Viện nghiên cứu đẩy mạnh nghiên cứu về giống, công nghệ sản xuất, và đặc biệt là thị trường, nhất là thị trường Quốc tế.
Băng ông Hồng
“Để phát triển sản xuất, trước hết chúng ta phải nghiên cứu thị trường trước, chúng ta nghiên cứu thị trường thì chúng ta nghiên cứu là phát triển giống để phục vụ thị trường. Chứ nếu chúng ta chỉ nghiên cứu phát triển giống của chúng ta nhưng giống đó sản xuất không phù hợp thị trường thì nghiên cứu đó giảm. Chính vì vậy các viện nghiên cứu không dừng lại ở gốc độ kỹ thuật, vấn đề giống mà phải nghiên cứu thị trường để nghiên cứu chúng ta đáp ứng thị trường. Rồi nghiên cứu công nghệ sơ chế, bảo quản đóng gói”.
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, trong những năm qua, nghề nuôi biển đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo. Tuy nhiên, để nuôi biển bền vững, chúng ta cần sự đồng lòng, quyết tâm vào cuộc của các cấp chính quyền và ngư dân trong việc chuyển đổi hình thức, định hướng khai thác, ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn kết hợp với nghiên cứu nhu cầu thị trường.
Kim Sơ
Gỡ vướng mắc cho nghề nuôi biển
Nuôi biển nói chung còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu.
Xuân Hào
Các chương trình
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.