Hành động sớm để giảm rủi ro trong thiên tai
Hành động sớm và chuẩn bị mọi kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu là cách nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang thực hiện để giảm rủi ro thiên tai.
Xuân Hào | 12:08 17/12/2023
Hành động sớm để giảm rủi ro thiên tai
MC1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.
Thưa quý vị và bà con! Với diễn biến bất thường của thiên tai bão lũ, thời gian qua người dân tại nhiều địa phương đã cảm nhận rất rõ tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của mình. Theo các chuyên gia để tăng cường khả năng chống chịu với ảnh hưởng của thiên tai cho những đối tượng dễ bị tổn thương, ngoài việc nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai còn phải trao quyền cho người dân để nâng cao vai trò của người dân để nâng cao vai trò của họ trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
MC2:
Trước ảnh hưởng của mưa bão cực đoan, những năm gần đây trẻ em luôn là đối tượng chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra, để giảm thiểu rủi ro thiên tai đối với trẻ em Bà Nguyễn Thị Thúy Ái, Quyền Trưởng phòng Thông tin truyền thồng, Cục phòng chống thiên tai Bộ NN&PTNN cho rằng, cần phải tiếp tục thực hiện chương trình ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, thông qua giáo trình trường học an toàn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội sau thiên tai và cung cấp vật tư về nước sạch vệ sinh phục vụ trẻ em.
Băng
Tại Việt Nam trong 2 thập kỷ qua đã có hàng tram người thiệt mạng do bão, lũ lụt và sạt lở đất, đây không chỉ là những mất mát lớn về mặt tinh thần mà thiên tai còn tác động trực tiếp đến kinh tế, khiến GDP mỗi năm giảm từ 1 đến 1,5%, hành động sớm chính là sự chuẩn bị để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra cho những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan hành động sớm cần dựa trên 3 trụ cột, trong đó cải thiện thông tin về rủi ro thiên tai, hệ thống dự báo và cảnh báo sớm cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Băng
Hành động sớm phòng hơn chống và chuẩn bị mọi kịch bản cho việc biến đổi khí hậu là cách mà nhiều quốc gia đang thực hiện để ứng phó với thiên tai. Ông Macket Lacanilao Phó cục trưởng cục phòng vệ dân sự phụ trách các vấn đề công cộng Philipin cho rằng hệ thống cảnh báo sớm phải lấy người dân làm trung tâm, trao quyền và để người dân có thể hành động kịp thời để giảm thiểu tác động của thiên tai một cách tốt nhất.
Băng
MC1: Vâng thưa bà con, nhiều chuyên gia quốc tế cũng cho rằng các đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai như: Phụ nữ, người già, trẻ em hoàn toàn không phải là những người thụ động trước thiên tai, ngược lại họ chính là đối tác có giá trị trong quá trình giảm thiểu rủi ro, do đó việc nêu cao vai trò và giao quyền cho các đối tượng này sẽ góp phần tích cực vào quá trình phòng chống, cũng như nâng cao hiệu quả cho hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai;
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con
HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện bố trí dân cư các vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăntrên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Đối tượng áp dụng là hộ gia đình được bố trí ổn định nơi ở theo hình thức tái định cư tập trung hoặc xen ghép được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghị quyết hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho hộ gia đình để thực hiện di chuyển người và tài sản đến nơi ở mới, thực hiện khai hoang đất sản xuất, xây dựng nhà ở, mua lương thực trong thời gian đầu tại nơi tái định cư, khoan giếng nước sinh hoạt nơi không có điều kiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Mức hỗ trợ là 30 triệu đồng/hộ gia đình. Đồng thời, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp giúp gia đình mua sắm nông cụ, máy móc hoặc hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm bền vững… Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2030.
MC 2: tin 2
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên taivà Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, năm 2023, trên địa bàn Đắk Nông xảy ra 12 đợt thiên tai lớn như lũ lụt, gió lốc, sạt lở đất..., ước tổng thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng. Thiên tai làm 373 căn nhà, vật kiến trúc bị ngập, hư hỏng, sụp đổ hoặc phải di dời. Có hơn 918ha cây trồng các loại; 241ha ao nuôi thủy sản; hơn 1.000 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai. Ngoài ra, nhiều công trình hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học... bị hư hỏng, xuống cấp do ngập lụt, sạt lở đất.
MC 1: tin 3
Từ năm 2012, Bình Dương đã ban hành Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường gồm các thành phần nước mặt, trầm tích đáy, nước dưới đất, không khí, đất, nước thải và thủy văn. Đồng thời, hiện đại hóa công nghệ quan trắc nhằm đánh giá đúng các rủi ro thiên tai, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do chủ động phòng chống và phòng chống đúng mức. Đến nay, hệ thống quan trắc tự động của tỉnh Bình Dương tương đối hoàn chỉnh với 4 trạm quan trắc nước mặt, 55 trạm quan trắc nước dưới đất, 2 trạm thủy văn, 109 trạm quan trắc nước thải tự động, 38 trạm quan trắc khí thải tự động... Ngoài ra, tỉnh Bình Dương đã thực hiện 15 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp ngành về ứng phó biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, năng lượng tái tạo, tái chế chất thải và bảo vệ môi trường.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Hành động sớm để giảm rủi ro trong thiên tai
Hành động sớm và chuẩn bị mọi kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu là cách nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang thực hiện để giảm rủi ro thiên tai.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Sản xuất lúa hữu cơ không chỉ bảo vệ được người trực tiếp sản xuất, bảo vệ môi trường, cải tạo đất mà còn mang lại lợi ích kinh tế.
Những mô hình chuyển đổi được xem là nền tảng vững chắc để ngành nông nghiệp Ninh Bình phát triển theo hướng chất lượng, xanh, bền vững, giảm phát thải trong tương lai.