Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp

Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp; Hơn 95.000ha lúa tại Kiên Giang có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ.

Quỳnh Anh  | 09:51 23/09/2024

Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp

Tự động

Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp
  • Hơn 95.000ha lúa tại Kiên Giang có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ
  • Vùng bưởi gần 100ha thiệt hại nặng do mưa lũ
  • Lúa chín bị ngập nước nảy mầm tại ruộng
  • Thanh Hóa sẽ gieo trồng 47.000ha cây vụ đông
  • HTX tại Hưng Yên ứng dụng công nghệ cao nâng giá trị tới 50%
  • 80% diện tích lúa hè thu của Nghệ An đã an toàn
  • Nâng cao trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị phối hợp hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau cơn bão số 3. Tính đến 17h ngày 18/9, tổng số gia súc bị thiệt hại do đợt thiên tai vừa qua là hơn 22.800 con; gia cầm hơn 3 triệu con, thiệt hại ước tính đối với nuôi trồng thủy sản hơn 2.500 tỷ đồng. Hiện nay, ngành thủy sản đã nhận được gần 85 tỷ đồng và ngành chăn nuôi gần 79 tỷ đồng từ các mạnh thường quân, doanh nghiệp ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống, chất xử lý cải tạo môi trường nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tin tưởng, với sự vào cuộc của Bộ NN-PTNT và cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con ngành nông nghiêp nói chung, chăn nuôi và thủy sản nói riêng sẽ sớm được khắc phục và duy trì đà tăng trưởng trong năm nay và những năm tiếp theo.

  • Hơn 95.000ha lúa tại Kiên Giang có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ

Theo thông tin tại cuộc họp triển khai xây dựng và bổ sung phương án phòng, chống ảnh hưởng của ngập lũ nội đồng năm 2024 trên địa bàn các huyện vùng ảnh hưởng lũ của tỉnh Kiên Giang mới đây, ước tính địa phương này có khoảng hơn 95.100ha lúa thu đông năm 2024; gần 16.800ha diện tích cây ăn trái; gần 1.500ha hoa màu; gần 136.300ha tôm nước lợ nằm trong vùng ảnh hưởng lũ. Để bảo vệ sản xuất, Sở NN-PTNT  tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Chi cục Thủy lợi vận hành hệ thống cống, hệ thống đê bao để kịp thời tiêu úng do mưa lớn kết hợp triều cường và tiêu thoát lũ; đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa các công trình thủy lợi, triển khai nạo vét các kênh, hạ lưu các cống bị bồi lắng để khai thông dòng chảy trong vùng Tứ giác Long Xuyên và đảm bảo vận hành tốt hệ thống lũ ra biển Tây.

  • Vùng bưởi gần 100ha thiệt hại nặng do mưa lũ

Mưa lũ do hoàn lưu của cơn bão số 3 vừa qua đã khiến gần 100 ha bưởi của nhiều thôn ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề do bị ngập trong nước. Nhiều diện tích cây bưởi chuẩn bị thu hoạch giờ đây đã mất trắng. UBND huyện Yên Bình cho biết, huyện có trên 1.000 ha bưởi, tập trung chủ yếu ở 2 xã Đại Minh, Hán Đà. Đây là cây trồng chủ lực của huyện. Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại… từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Đối với diện tích có thể cứu được thì áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc để cây nhanh chóng phục hồi. Đối với diện tích cây bị chết cần phải chặt bỏ sẽ nghiên cứu chuyển sang các loại cây trồng khác.

  • Lúa chín bị ngập nước nảy mầm tại ruộng

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 3và hoàn lưu bão, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 9.800ha lúa bị ảnh hưởng. Để cứu vãn cây lúa, tỉnh đã huy động các lực lượng giúp dân nhanh chóng thu hoạch lúa ngay sau khi nước lũ rút; đồng thời vận động người dân dựng các khóm lúa, buộc lại cây. Tuy nhiên, chỉ được trên dưới 50% tổng diện tích thiệt hại số còn lại do còn xanh và thời tiết nhiều mưa, ẩm ướt nên bà con chưa thu hoạch. Có một điểm chung là phần lớn diện tích lúa đang độ chín, bông lúa bị đổ rạp xuống mặt ruộng ẩm ướt hoặc bị ngập từ 3 ngày trở lên thì có khoảng 30% hạt thóc đã bị nảy mầm tại đồng ruộng. Những hạt thóc đã bị nảy mầm, chuẩn bị nảy mầm sẽ cho sản phẩm gạo kém chất lượng do ẩm ướt.

  • Thanh Hóa sẽ gieo trồng 47.000ha cây vụ đông

Trong sản xuất vụ đông năm 2024-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu gieo trồng 47.000 ha trở lên. Tổng giá trị sản xuất vụ đông đạt trên 3.570 tỷ đồng trở lên, bình quân đạt 76 triệu đồng/ha gieo trồng trở lên. Diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông đạt 8.000-10.000 ha. Thu hút 25-30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trong vụ đông. Để đạt được mục tiêu đó, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề ra 3 nhiệm vụ và 6 giải pháp. Trong đó trọng tâm các chỉ tiêu, mục tiêu gồm: Sản lượng lương thực, diện tích đất được tích tụ tập trung, tốc độ tăng trưởng trồng trọt, tốc độ tăng giá trị gia tăng, diện tích ứng dụng công nghệ cao, diện tích ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích...

  • HTX tại Hưng Yên ứng dụng công nghệ cao nâng giá trị tới 50%

Những năm gần đây, nông dân tại Hưng Yên đã tích cực chuyển đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, nhiều HTX trong tỉnh đã tiên phong trong việc hợp tác với doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao nhằm xây dựng chuỗi giá trị sản xuất bền vững. Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế được nâng cao đáng kể, góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân. Theo số liệu thống kê, hiện tại có 44 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Những HTX này đã thành công trong việc nâng cao giá trị sản xuất từ 25% - 50%, đồng thời thúc đẩy nền nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng xanh và bền vững.

  • 80% diện tích lúa hè thu của Nghệ An đã an toàn

Vụ hè thu – mùa năm nay, Nghệ An gieo cấy trên 76.000ha lúa, nhờ né được bão lũ nên đến bà con nơi đây có thể cầm chắc thắng lợi. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch thành công trên 80% diện tích, riêng những huyện trọng điểm như Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thanh Chương… đã thu hoạch xong. Tại nhiều địa phương, cơ giới hóa trong sản xuất được áp dụng góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Cùng với đó, Nghệ An cũng đưa vào sản xuất những giống lúa tốt, năng suất, chất lượng tốt, nơi cao đạt bình quân 4 tạ/sào. Lúa mẩy, chắc hạt, sáng đẹp nên được thương lái thu mua lúa tươi ngay tại ruộng với giá 6.500 – 7.000 đồng/kg.

  • Nâng cao trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Để triển khai kế hoạch chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, Chi cục kiểm lâm tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức đợt khảo sát trên diện rộng về thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch. Theo đó, đoàn đã khảo sát, kiểm tra hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng ngập mặn tại 2 Phân trường Long Thọ và Phước An; thực hiện nhiệm vụ luân phiên tuần tra dọc các tuyến sông, rạch quanh các khu rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động chặt phá rừng, lấn chiếm đất đai. Đồng thời, tiến hành kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, kết hợp tuyên truyền cho các hộ dân nhận giao khoán về trách nhiệm và pháp luật bảo vệ rừng ngập mặn. Đặc biệt là đánh giá thực trạng phát triển rừng giống và rừng trồng mới, nhằm sớm có các giải pháp đầu tư cải tạo cây giống và trồng dặm. 

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia. Với Nghị định thư về xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc vừa ký kết, cùng năng lực hiện tại và nhu cầu của thị trường Trung Quốc, dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam năm nay có thể đạt 300 triệu USD. Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật đưa ra một số thuận lợi cũng như thách thức khi thực hiện xuất khẩu mặt hàng này và cho biết, hiện nay có khoảng 50-60 doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ cấp đông để có thể đăng kí xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.

Băng

Thanh Thủy

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp

Hỗ trợ khôi phục hai lĩnh vực tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp; Hơn 95.000ha lúa tại Kiên Giang có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Thời sự

Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
Thời sự

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển