Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.
Quỳnh Anh | 11:21 19/01/2025
Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
MC1:
Có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, nghề làm tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã trải qua không ít thăng trầm để trở thành thành cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống về chẻ tăm hương và làm hương. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, người dân Quảng Phú Cầu hôm nay đang mở rộng không gian sản xuất, sáng tạo những sản phẩm mới lạ, có sản phẩm OCOP và trở thành điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Thế và, hành trình để có được thương hiệu tăm hương, hương Quảng Phú Cầu nổi tiếng như hiện nay, bắt đầu từ những chuyến xe đạp giao tăm đầu tiên.
MC 2:
Sinh ra, lớn lên và đang đón độ tuổi xế chiều ở thôn Quảng Nguyên xã Quảng Phú Cầu, ông Lê Văn Binh là một trong số ít người chứng kiến hành trình đổi thay của mảnh đất quê hương. Sống trong gia đình có truyền thống làm tăm hương, ông Binh theo nghề từ những ngày còn trẻ, khi ấy mọi công đoạn đều được thực hiện bằng tay, gia đình từ già, trẻ, gái, trai đều tham gia sản xuất, thế nhưng những kỷ niệm của ông có phần đặc biệt hơn khi là một trong những người đạp xe giao tăm hương cho khách hàng. Tăm hương Quảng Phú Cầu lúc bấy giờ cũng chỉ có một loại, không phải những gam màu đặc sắc nào là đỏ, xanh rồi lại vàng tím như ngày nay. Mang theo hy vọng về những nguồn kế sinh nhai mới, cùng với những người bạn của mình, xe đạp ông Binh lúc bấy giờ đầy ắp tăm hương.
Băng ông Binh 1
Vốn là một người cán bộ xã đã đến tuổi nghỉ hưu, song tình yêu dành cho nghề truyền thống khiến ông Lê Văn Binh dường như không một ngày nghỉ ngơi. Ông vẫn tiếp tục công việc của mình, đóng góp cho làng nghề phát triển. Có đoàn đến thăm, ông trực tiếp dẫn khách tới tận xưởng sản xuất, giới thiệu về lịch sử, văn hóa của xã nhà, của nghề truyền thống ông theo và không giấu nổi tự hào.
Những ngày mới bắt đầu, làm tăm hương chỉ là nghề phụ của bà con thôn Quảng Nguyên nói riêng và người dân xã Quảng Phú Cầu nói chung. Hơn 1 thế kỷ với biết bao đổi thay, công việc này dần trở thành nguồn kinh tế chính của hầu hết người dân nơi đây và đến nay, cả 6 thôn trong xã đều đã được công nhận “Làng nghềtruyền thống” với nghề chẻ tăm hương và nghề làm hương đen. Thêm vào đó là 8 sản phẩm OCOP và nhiều sản phẩm hương, tăm hương có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước, xuất khẩu ra nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Malayxia. Những thành quả ấy là trái ngọt cho hành trình nỗ lực của những thế hệ như ông Binh. Vốn dĩ nghề này không mang lại thu nhập cao nhưng vì bà con nơi đây, những chuyến xe đạp chở tăm hương vẫn có mặt ở mọi nẻo đường của Hà Nội xưa. Và hôm nay, trong kí ức người cán bộ xã tận tâm này, cảm giác bồi hồi vẫn còn khi những sản phẩm làng nghề làm ra dần được chở bằng ô tô thay vì những chuyến xe đạp, được khách hàng đến đặt mua thay vì tự tìm kiếm thị trường.
Băng ông Binh 2
Từ nghề phụ đến sinh kế chính, từ những gia đình nhỏ tới xưởng sản xuất rộng lớn, từ dụng cụ thô sơ tới những thiết bị hiện đại hơn, rồi từ những bó tăm hương một màu trở thành nhiều màu bắt mắt, xuất hiện thêm những nén hương đủ hương vị nào quế, nào thuốc bắc rồi trám đen và từ những chuyến xe đạp đi giao đến những đơn hàng xuất khẩu, nghề làm tăm hương và sản xuất hương ở Quảng Phú Cầu giờ đây tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bà con nơi đây. Họ đều lớn lên trong cái nôi của làng nghề truyền thống và hôm nay, mỗi người một công đoạn tạo nên sản phẩm đặc trưng.
Vừa phơi những nén hương đã se xong, chị Lê Thị Hiền vừa kể về cái duyên gắn bó với nghề. Sinh ra ở mảnh đất Quảng Phú Cầu, chị tiếp xúc và hiểu nghề truyền thống này từ lâu và gắn bó hơn 10 năm nay tại một xưởng sản xuất hương trong làng. Trước đó, gia đình chị cũng là một trong những hộ theo nghề chẻ tăm hương và khi nghề làm hương phát triển, chị về đây góp sức.
Băng chị Hiền
Từ những hộ sản xuất nhỏ lẻ cho tới các cơ sở quy mô hơn, sản phẩm của Quang Phú Cầu hôm nay đã chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều khách hàng, tạo được uy tín và trở thành thương hiệu nổi tiếng. 100 năm là hành trình đối mặt với bao thử thách, bao cuộc đổi thay, những làng nghề nơi đây vẫn giữ được lửa truyền thống và tồn tại đến tận hôm nay. Thế rồi, không dừng lại ở 1 thế kỷ, nghề truyến thống làm tăm hương và sản xuất hương nơi đây sẽ còn hành trình dài hơn, vì thế mà giờ đây, địa phương cũng đang tiếp tục có những thay đổi, phát triển thêm các sản phẩm du lịch, mở rộng không gian trải nghiệm nghề truyền thống và nâng cao chất lượng, chinh phục những thị trường khó tính hơn.
Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.
Cứ mỗi độ tháng 10 âm lịch hàng năm, làng nghề nơi đây bước vào chính vụ sản xuất các sản phẩm từ trầm hương để đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết.