Kè sinh thái – Giải pháp thủy lợi chi phí thấp, hiệu quả bền

Mô hình kè sinh thái được thiết kế bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như cây tràm hay cây bần để phục vụ công tác phòng chống sạt lở là giải pháp đúng, sáng tạo và phù hợp nhất đối với tỉnh Hậu Giang.

Kim Anh  | 

Kè sinh thái – Giải pháp thủy lợi chi phí thấp, hiệu quả bền

Tự động

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêucây tràm hay cây bần từ lâu đã được người dân vùng ven sông, kênh rạch lựa chọn trồng để giữ đất, phòng chống sạt lở, xói mòn.

Với những ưu điểm nổi trội trên, thời gian qua, dựa trên những tính toán mang tính khoa học, Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang đã nghiên cứu, thí điểm và đưa vào xây dựng các mô hình kè sinh thái chống sạt lở. Qua đó, đã mang đến một giải pháp thủy lợi hiệu quả trong việc bảo vệ đất bờ sông, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tiết kiệm chi phí nhất có thể. Từ những địa phương đầu tiên trong tỉnh thực hiện thí điểm là huyện Phụng Hiệp và TP Ngã Bảy

Chia sẻ về kỹ thuật thực hiện kè sinh thái, Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết, mô hình kè được thực hiện khá đơn giản, bà con nông dân đều có thể tự thực hiện. Đầu tiên là gia cố một lớp hàng rào bằng cừ tràm, cây tre… khoảng 5 cây/m cách bờ kênh từ 2 - 3 m. Sau đó tấn mê bồ, vải địa kỹ thuật, lưới cước và vét đất dưới kênh đắp đổ vào phía trong, cao trình mặt đất đắp thấp hơn cao trình đỉnh triều đầu mùa khô 0,1 - 0,2 m. Trồng cây tràm tại nơi tạo lớp đất đắp. Trồng tiếp hàng bần cách hàng cừ gia cố khoảng 1 m và trồng hàng cây có giá trị kinh tế như: Cà na, dừa… phía trong bờ. Sau thời gian 2 – 3 năm thu hoạch tràm, lúc này cây bần, cà na, dừa đã phát triển, đủ sức bảo vệ mái kênh và chống sạt lở tốt hơn.

nếu giải pháp này có thể nhân rộng ra các địa phương có điều kiện tương tự ở khu vực ĐBSCL sẽ góp phần mang lại những lợi ích rất thiết thực.

Hơn nữa, qua mô hình này còn giúp tăng thu nhập người dân địa phương, chống lãng phí nguồn tài nguyên đất.

Tự động

Kè sinh thái – Giải pháp thủy lợi chi phí thấp, hiệu quả bền

Mô hình kè sinh thái được thiết kế bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như cây tràm hay cây bần để phục vụ công tác phòng chống sạt lở là giải pháp đúng, sáng tạo và phù hợp nhất đối với tỉnh Hậu Giang.

Kim Anh

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về VMS; Gần 800 tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình; Giá cá lóc tăng cao nhất từ đầu năm.

Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS
Tăng cường khả năng ứng phó thiên tai cho trẻ em
Thời sự

Tăng cường khả năng ứng phó thiên tai cho trẻ em; Tập huấn 5 mô hình điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Sầu riêng Đắk Lắk rụng vì 'sốc nhiệt'.

Tăng cường khả năng ứng phó thiên tai cho trẻ em