Khẩn trương hoàn thành lấy nước đổ ải đợt hai

Gấp rút hoàn thiện lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Xuân; Việt – Hàn chung tay bảo vệ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu; Nhiều loại lá của Việt Nam mang lại giá trị cao khi xuất khẩu.

Xuân Hào  | 

Khẩn trương hoàn thành lấy nước đổ ải đợt hai

Tự động

hôm qua Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra công tác lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy vụ Xuân tại Hà Nội và Vĩnh Phúc. Tính tới chiều qua, chỉ còn Hà Nội, Vĩnh Phúc và Hưng Yên chưa hoàn thành lấy nước đổ ải đợt 2 theo kế hoạch, các địa phương này cam kết trong các ngày tiếp theo sẽ lấy đủ nước đợt 2. Đồng thời, ngay trong trong chiều tối qua, Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản điều chỉnh đợt 2 lấy nước, trong đó, giảm lượng xả từ các hồ chứa thủy điện xuống mức duy trì mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây thấp nhất 1,8 m trở lên từ 0 giờ hôm nay, ngày 7/2 đến 24 giờ ngày mai. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ gửi đến quý vị ở phần sau của chương trình.

Quang Linh

  • Việt – Hàn chung tay bảo vệ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cũng trong ngày hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với ông Sang-Seop Lim, Thứ trưởng, Cơ quan lâm nghiệp Hàn Quốc.  Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, thời gian qua Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong nhiều chương trình, giúp ngành lâm nghiệp Việt Nam phát triển và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Thời gian tới, thứ trưởng mong 2 tiếp tục bên tăng cường trao đổi, phối hợp và đề xuất Hàn Quốc kéo dài Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng ĐBSH” đến năm 2026. Về phía Hàn Quốc, Thứ trưởng Sang - Seop Lim nhấn mạnh, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên rừng là vấn đề toàn cầu trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam. Do đó, ông mong muốn Việt Nam tích cực tham gia Trung tâm Hợp tác lâm nghiệp Hàn Quốc – Mekong.

Băng 1:30 – 2:40

“Trong buổi hôm nay về phía nông nghiệp Việt Nam… tiến bộ KHCN của hai nước.”

Quang Dũng

  • Nhiều loại lá của Việt Nam mang lại giá trị cao khi xuất khẩu

Năm 2022, nhiều loại lá tưởng chừng như bỏ đi ở Việt Nam như lá tre, lá sắn, lá chuối… tiếp tục được xuất khẩu ra nước ngoài, thu về trên 8 triệu USD. Trong đó, lá tre có giá trị xuất khẩu cao nhất với 2 triệu USD. Tiếp đó là lá sắn với 1,8 triệu USD; lá chuối mang về 1 triệu USD. Ngoài ra, nước ta còn xuất khẩu các loại lá khác như lá khoai lang, lá chanh và nhiều loại lá khác. Theo một số thương nhân ngành rau quả, các loại lá tre, lá sắn, lá chuối... được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Đông Á, nơi nhiều người dân vẫn thích dùng lá để gói các loại bánh truyền thống.

Sơn Trang

  • Xâm nhập mặn tại ĐBSCL tăng cao, việc tích nước thủy lợi gặp khó

Thời điểm này, vùng ĐBSCL đang trong mùa khô nhưng tại một số địa phương, mặn đã xâm nhập vào nội đồng. Tuy mức độ chưa gay gắt nhưng chính quyền và người dân cần chủ động các phương án ứng phó từ sớm. Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong vài ngày tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường rằm tháng riêng âm lịch, ranh mặn 4g/l lớn nhất có thể xuất hiện từ phạm vi 45-70km trên các cửa sông. Hiện tại, xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi trong phạm vi từ 30-50 km từ cửa biển vào các ngày triều cường.

Trọng Linh

  • Hoa mận Mộc Châu mang lại giá trị lớn cho phát triển du lịch

Từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 hàng năm, các triền đồi, thung lũng mận ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La bung nở rực rỡ, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Huyện Mộc Châu hiện có hơn 3.200 ha mận hậu, việc phát triển các diện tích trồng mận ở địa phương mang lại hiệu quả kép khi giúp bà con phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Cụ thể, ngoài việc trồng, chăm sóc mận để thu hái quả, bán ra thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình tại Mộc Châu được khuyến khích khai thác tiềm năng, xây dựng các mô hình du lịch trải nghiệm như hái mận, chụp ảnh hoa mận… Thời điểm này, khi các vườn mận đang nở hoa, người dân tranh thủ thu hút khách du lịch đến tham quan với mức giá 20.000 - 30.000 đồng/người và không giới hạn thời gian.

Quỳnh Anh

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, hiện nay, công tác lấy nước đổ ải phục vụ cho gieo cấy lúa vụ đông xuân 2022 – 2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã cơ bản hoàn thiện. Tính đến chiều qua, chỉ còn 3 địa phương là Hà Nội, Vĩnh phúc và Hưng Yên chưa hoàn thành việc lấy nước theo đúng kế hoạch. Từ thực tế tình hình công tác lấy nước đổ ải năm nay, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ những ý kiến về việc điều chỉnh công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai biện pháp lấy nước đạt hiệu quả trong những ngày còn lại cũng như các mùa vụ sau.

Băng: 5:45 - 8:38

“Thực ra có rất nhiều biện pháp…”

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 7/2/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có chuyến công tác tại tỉnh Kon Tum.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đi công tác tại tỉnh Hưng Yên. Sau đó, Họp về Chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Nông nghiệp và Triển khai công tác năm 2023. Tiếp xã giao bà Aler Crubbs, Tân Tổng Giám đốc cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ tại Việt Nam.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam, họp về chức năng nhiệm vụ Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường. Sau đó, họp về Quy chế quản lý Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo Dự thảo NĐ sửa đổi NĐ số 118/2014/NĐ-CP. Sau đó, Dự Lễ khởi động trồng rừng ngập mặn tại Ninh Bình

Quỳnh Anh

Tự động

Khẩn trương hoàn thành lấy nước đổ ải đợt hai

Gấp rút hoàn thiện lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Xuân; Việt – Hàn chung tay bảo vệ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu; Nhiều loại lá của Việt Nam mang lại giá trị cao khi xuất khẩu.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Thời sự

Sớm ban hành đề án về thị trường carbon; Cháy lớn gây thiệt hại hơn 10ha rừng phòng hộ ven biển; Xã hội hóa trồng rừng: Thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây