Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Khát vọng mở biển...
Việt Nam - đất nước bên bờ sóng, với đường bờ biển dài, nhiều eo vịnh, đảo - có tiềm năng to lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên biển.
Xuân Hào Phương Chi | 05:30 01/04/2024
Biển Ninh Thuận vào môt chiều cuối xuân, những cơn sóng đang bị sắc đỏ của hoàng hôn nhuộm dần.
Chiếc tầu gỗ chở chúng tôi vẫn làm công việc như bao ngày, luồn lách qua các đợt sóng tiến ra khơi xa. Đích đến của chiếc tầu gỗ là khu bè nổi nuôi mực của Nguyễn Bá Ngọc. Người đàn ông đã chấp cả tuổi thanh xuân của mình để mở biển. Tiếp tục một hành trình chừng 30 phút, chúng tôi đặt chân tới khu bè nổi nuôi mực của Nguyễn Bá Ngọc. Nó vững chãi, đồ sộ giữa biển mênh mông.
Người thanh niên đứng tuổi Mậu Thìn, có đôi mắt sáng nổi bật trên gương mặt xạm mầu vì gió biển này là chủ của công ty Mực nhảy Biển Đông, một cái tên có lẽ không hề xa lạ với giới nuôi biển cả trong nước và quốc tế.
Trên cả hành trình từ đất liền ra khu bè nuôi, Nguyễn Bá Ngọc rất ít nói khiến cho không ít người cho rằng Ngọc là người địa phương chứ không phải người Hà Tĩnh như anh vẫn tự hào mỗi khi cơ người hỏi về gốc gác của mình.
Nguyễn Bá Ngọc mang theo thương hiệu con mực nhảy Vũng Áng quê mình làm tài sản, hành trang khởi nghiệp. Anh chọn Ninh Thuận để dừng chân, chọn biển Ninh Hải làm “mảnh đất cắm sào” cho hành trình mở biển.
Vùng biển anh chọn, đó là vùng biển rộng mênh mông, thứ nhiều nhất ngoài đó là nắng, gió và sóng. Vùng nước có độ sâu hơn 100m cho phép anh thỏa sức vẫy vùng, thỏa chí thực hiện các dự án, ấp ủ: làm giống mực, nuôi mực, tôm hùm…, nhưng phải là xa bờ, ngoài khơi xa…
Băng:
Cùng với những người mang thanh xuân của mình ra biển như Nguyễn Bá Ngọc, các Viện, trung tâm nghiên cứu giống thủy sản trong những năm qua đã nghiên cứu và nhân giống thành công nhiều loại thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu về nguồn giống cho các trại nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thái, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 cho biết:
Băng:
Ông Nguyễn Duy Quang, giám đốc sở NN và Phát triển nông thôn Khánh Hòa cho biết, hiện nay, ngành nuôi biển tại tỉnh này vẫn đang phát triển theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng định hướng trong thời gian tới, ngành nuôi biển Khánh Hòa sẽ theo hướng công nghệ cao:
Băng:
Thưa quý vị, tiềm năng nuôi biển ở nước ta là thế, sự khát khao mở biển là thế, nền tảng con giống là thế, vậy vì sao đến giờ, ngành nuôi biển vẫn cứ “lẹt đẹt” như vậy?
Một Nguyễn Bá Ngọc suốt 4 năm qua miệt mài chuẩn bị cho kế hoạch mở biểnToàn bộ thời gian, tâm huyết, tiền bạc, và cả tuổi trẻ, Ngọc đều dồn cho giấc mơ mở biển của mình. Tuy nhiên, như nhiều đơn vị khác trên cả nước, công ty của Nguyễn Bá Ngọc vẫn đang bị vướng nhiều chính sách.
Băng:
Mang câu về những vướng mắc trong chính sách cho ngành nuôi biển để hỏi ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận. Ông Nam cho rằng: Tiềm năng nuôi biển chính là lợi thế của địa phương này và Ninh Thuận cũng đang chờ đợi những thay đổi, hướng dẫn về chủ trương, pháp lý trong chính sách giao mặt nước cho các pháp nhân nuôi biển, bởi theo quy định hiện hành, một giấy phép nuôi biển phải xin ý kiến của rất nhiều bộ ngành liên quan.
Khát vọng mở biển...
Việt Nam - đất nước bên bờ sóng, với đường bờ biển dài, nhiều eo vịnh, đảo - có tiềm năng to lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên biển.
Xuân Hào Phương Chi
Các chương trình
Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.