Khoa học công nghệ cho lâm nghiệp, cần đổi mới để thích ứng

Hoàn thành việc mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều loại nông sản; Hơn 64.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm do tàu khai thác thủy sản thải ra; Chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; Xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm tại Quảng Ngãi.

Xuân Hào  | 

Khoa học công nghệ cho lâm nghiệp, cần đổi mới để thích ứng

Tự động
  • Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao để xuất khẩu nông sản sang Philippines

Thưa quý vị và bà con, tuần qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Philippines cùng đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tham gia đồng chủ trì Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Philippines. Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua. Với thế mạnh hiện có, Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao để xuất khẩu lúa gạo, cà phê, tiêu, điều và một số sản phẩm chăn nuôi sang Philippines. Ngược lại, Việt Nam cũng cần một số nông sản, thủy sản mà Philippines có thế mạnh. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng gợi ý thúc đẩy hợp tác thương mại gắn với đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hải sản và nuôi trồng trên biển.

Tùng Đinh

  • Hoàn thành việc mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều loại nông sản

Cũng trong tuần qua, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức họp báo công bố hoàn thành mở cửa thị trường Nhật Bản cho nhãn, thị trường Trung Quốc cho khoai lang và thị trường New Zealand cho chanh, bưởi của Việt Nam. Tại buổi họp báo, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật chia sẻ, việc ký kết các Nghị định thư để xuất khẩu chính ngạch nông sản sẽ tạo điều kiện pháp lý rõ ràng, tạo động lực cho nông dân Việt Nam sản xuất chuyên nghiệp, bài bản với quy mô lớn hơn. Thời gian tới, để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm mới, Bộ NN-PTNT sẽ tổ chức các sự kiện xuất khẩu lô hàng đầu tiên đối với các sản phẩm này. Đồng thời, Cục BVTV sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương và các bên liên quan các quy định của Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản về các yêu cầu nhập khẩu vớ từng sản phẩm.

Phạm Hiếu

  • Hơn 64.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm do tàu khai thác thủy sản thải ra

Theo Bộ NN-PTNT, lượng rác, chất thải thải từ hoạt động sản xuất, đánh bắt thủy sản là rất lớn. Theo thống kê, ước tính, lượng chất thải rắn từ việc nuôi tôm ra môi trường là 123 tấn/vụ/ha, nước thải hơn 5.000m3, bùn thải từ hoạt động nuôi cá tra là gần hơn 33 tấn - gồm cả bùn và nước. Thêm vào đó, tàu khai thác thủy sản của cả nước có chiều dài từ 6m trở lên đã phát sinh hơn 64.100 tấn rác thải nhựa mỗi năm. Lượng rác thải thất thoát ra biển chủ yếu từ nguồn sinh hoạt và một phần từ ngư lưới cụ bị mất thụ động… Hiện, Tổng cục Thủy sản đang tổ chức khảo sát, xác định rõ các vấn đề môi trường trọng tâm của ngành, thực hiện các nhiệm vụ về đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Quỳnh Anh

  • Chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang tổ chức Tọa đàm Khuyến nông năm 2022 với chủ đề "Một số giải pháp phòng chống đói, rét cho trâu, bò trong mùa đông". Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời điểm này có thể chưa phải là thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài, tuy nhiên việc chủ động có các biện pháp phòng trừ từ trước là rất cần thiết để bảo vệ đàn gia súc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay việc tăng đàn gia súc của các hộ dân khá lớn, để phục vụ nhu cầu thực phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới nên việc chăm sóc dinh dưỡng và áp dụng các giải pháp về chăn nuôi an toàn sinh học sẽ đảm bảo cho người chăn nuôi có thể thu hoạch đúng thời điểm và thu nhập lớn từ việc bán đàn vật nuôi của gia đình mình trong dịp Tết Nguyên đán.

Đào Thanh

  • Xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm tại Quảng Ngãi

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi vừa thông tin, từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm trên đàn vịt của các hộ chăn nuôi ở huyện Mộ Đức, thành phố Quảng Ngãi và thị xã Đức Phổ. Ngay sau khi cả 3 đàn vịt đều có kết quả mẫu xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp chính quyền địa phương tiến hành triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch như khoanh vùng ổ dịch, tiêu hủy toàn bộ 1.340 con vịt còn lại trong đàn; khử trùng tiêu độc; điều tra dịch tễ và hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay tỉnh đã phát hiện có 42/168 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6.

Văn Vũ

  • Triển khai các biện pháp phòng chống hạn hán

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2023 khu vực tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với trung bình nhiều năm; lượng dòng chảy trên dòng chính sông Mã, sông Chu giảm dần ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20 - 50%, có nơi trên 50%. Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến thời tiết, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023, trong đó cần xác định khả năng bị ảnh hưởng đến từng vùng để có giải pháp cụ thể, phù hợp gửi về Sở NN-PTNT trước ngày 09/12/2022.

Thanh Nga

  • Đào tạo nghề cho 12.000 lao động nông thôn

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, từ đây đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang sẽ dành hơn 22,8 tỉ đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để đào tạo nghề cho 12.000 lao động nông thôn. Đối tượng được đào tạo nghề là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững. Đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang phấn đấu nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%, thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Võ Dũng

  • Nhiều loại trái cây tăng giá gấp ba lần

Thời điểm này, nhiều loại hoa quả như măng cụt, xoài, chôm chôm tăng giá gấp hai, ba lần so với cùng kỳ năm ngoái giúp người trồng có lãi trở lại sau ba năm ảnh hưởng dịch. Ghi nhận tại một số cửa hàng trái cây trên địa bàn TP.HCM, măng cụt tăng giá gấp ba lần, lên tới mức 230.000-250.000 đồng/kg. Giá chôm chôm, xoài cát Hòa Lộc, chuối tăng gấp đôi. Riêng sầu riêng tăng 20% so với chính vụ. Nguyên nhân khiến giá trái cây tăng mạnh được cho là do hàng loạt thông tin trái cây Việt được xuất chính ngạch sang Trung Quốc là một trong những yếu tố tích cực giúp giá sầu riêng, chuối tăng cao. Ngoài ra, theo các thương nhân thu mua trái cây, do hàng trái vụ, nguồn cung thấp nên giá liên tục đi lên. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, năm nay sản lượng nhiều loại trái cây giảm 10-20%.

Nguyễn Thủy

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, tại vùng đệm rừng quốc gia U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang, diện tích, sản lượng tôm đang tăng lên khi nông dân đẩy mạnh sản xuất theo mô hình tôm – lúa. Đây là mô hình canh tác bền vững vì thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Đặc biệt, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông hộ, trong đó có hộ ông Võ Thành Nam ở xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

Băng:

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, doanh nhân trong ngành tôm hoặc có liên quan tới ngành tôm, xâm nhập mặn là lợi thế lớn để phát triển nuôi tôm thay vì trồng lúa ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Mỹ Lan Group là một trong những doanh nhân có quan điểm như vậy.

Băng:

Thanh Sơn

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trong phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là xu thế tất yếu, vai trò của khoa học và công nghệ là đặc biệt quan trọng, có tính quyết định trong. Trong khi các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu còn hạn hẹp, đặc biệt đối với lâm nghiệp, hoạt động nghiên cứu được triển khai tại các vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Điều đó đòi hỏi hoạt động nghiên cứu, chuyển giao cần phải được đổi mới một cách toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn, đáp ứng những yêu cầu phát triển bền vững ngành lâm nghiệp trong giai đoạn tới. Trong một sự kiện diễn ra mới đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có phát biểu đáng chú ý về công tác nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp.

Băng:

Bảo Thắng

Tự động

Khoa học công nghệ cho lâm nghiệp, cần đổi mới để thích ứng

Hoàn thành việc mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều loại nông sản; Hơn 64.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm do tàu khai thác thủy sản thải ra; Chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; Xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm tại Quảng Ngãi.

Xuân Hào

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt