Khoanh vùng thủy lợi: Mô hình hai trong một rất hiệu quả

Hiện nay, biện pháp khoanh vùng thủy lợi được xem là mô hình hai trong một đang phát huy hiệu quả trong sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, góp phần rất lớn cho nông nghiệp Cà Mau phát triển bền vững.

Trọng Linh  | 15:00 16/10/2023

Khoanh vùng thủy lợi: Mô hình hai trong một rất hiệu quả

Tự động

Phát huy hiệu quả công trình khoanh vùng thủy lợi ở Cà Mau

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con, ở vùng ĐBSCL, Cà Mau là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, sạt lún, xâm nhập mặn và nước biển dâng… Chính vì vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng để người dân Cà Mau ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Những năm qua, địa phương này cũng đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp công trình và phi công trình, trong đó ưu tiên việc đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi khép kín đến các tiểu vùng. Đồng thời, các hệ thống cống và bờ bao từ trong ra ngoài đan xen cũng được đảm bảo và luôn ở thế chủ động. Hiện nay, biện pháp khoanh vùng thủy lợi này cũng được xem là mô hình 2 trong 1 đang phát huy hiệu quả trong sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, góp phần rất lớn cho nông nghiệp Cà Mau phát triển bền vững.

MC2:

Thưa quý vị và bà con, thời điểm mùa khô năm 2015 – 2016, tỉnh Cà Mau đã từng hứng chịu những hệ lụy không lường từ đợt hạn mặn khóc liệt, tổng diện tích trà lúa bị thiệt hại hơn 64.000ha, hơn 43.000ha rừng tràm bị khô hạn nguy cơ cháy cấp 5, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, sụt lún và gần 10.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Hơn 3 năm sau, một kịch bản biến đổi khí hậu mới đã được tái hiện, với tầng sức tàn phá nặn nề hơn. Mùa khô năm 2019 – 2020, tỉnh Cà Mau có hơn 20.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt và hơn 42.000ha lúa bị thiệt hại, diện tích rừng tràm U Minh Hạ bị khô hạn hoàn toàn, Cà Mau phải công bố tình huống khẩn cấp “Hạn hán cấp độ 2”. Những thiệt hại trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt sản xuất của người dân nơi đây. Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chia sẻ:

PB1:

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau: “Cái mà chúng ta thấy rõ nét nhất là nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, hiện nay thì vùng phía Nam Cà Mau, chúng tôi cũng đã thích ứng với BĐKH, chuyển từ đất lúa không hiệu quả sang NTTS, xâm nhập mặn không còn gây ảnh hưởng lớn đới với phía Nam Cà Mau.

“Tuy nhiên, đối với phái Bắc Cà Mau hiện nay, diện tích gieo trồng còn hơn 100.000ha đất lúa, do đó việc ngăn mặn giữa ngọt cho vùng này hết sức là quan trọng…”

MC 2:

Để triển khai thực hiện có hiệu quả về công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm mùa 2023 - 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo cho các huyện trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng cao chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn thường xuyên kiểm ra các cống đập có khả năng bị rò rỉ, rạn nứt, sụt lún… không để xảy ra tình trạng vỡ cống đập, nhằm đảm bảo tối đa trong công tác ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và PCCC rừng.

Bên cạnh đó, trước tình hình thiếu nước ngọt, tỉnh Cà Mau cũng được Trung ương quan tâm đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt tại xã Khánh An, huyện U Minh. Công trình thuộc tiểu dự án 8, dự án chống chịu biến đỏi khí hậu bền vững và sinh kế bền vững ĐBSCL, công trình có dung tích 3,85 triệu m3, kinh phí đầu tư trên 184 tỷ đồng. Hồ chứa nước ngọt này cung cấp nước ngọt cho khoảng 113.000 người dân, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và PCCC rừng vào mùa khô. Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết thêm:

PB6:

Ông Tô Quốc Nam, Phía Bắc Cà Mau có 2 khu vực, một khu vực ngọt hoàn toàn là tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 thuộc Trần Văn Thời và huyện U Minh, đối vùng này là luôn luôn giữ ngọt, không để xâm nhập mặn, đồng thời bảo vệ rừng U Minh Hạ cũng như là sản xuất hơn 40.000ha diện tích trồng lúa, trong đó có 35.000ha là lúa sản xuất 2 vụ.

MC2:

Bên cạnh các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư, qua 2 lần đại hạn, chính quyền và nông dân tỉnh Cà Mau lại có thêm kinh nghiệm, bài học quý báu để chuyển đổi qua mô hình sản xuất phù hợp với tự nhiên…như mô hình đưa rau màu xuống ruộng để sản xuất, nhằm giảm thiểu rủi ro do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Và phá thế độc canh cây lúa là giải pháp đã giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.

Riêng huyện Trần Văn Thời - vùng sản xuất ngọt lớn nhất của tỉnh Cà Mau, những năm qua, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của bà con nơi đây. Do đó, bà con đã chuyển từ lúa làm 3 vụ sang làm chắc 2 vụ, kết hợp với cây trồng ngắn ngày, ít sử dụng nước tưới. Việc chuyển đổi này không đơn thuần đáp ứng theo nhu cầu thị trường cho thu nhập tốt hơn, mà cái chính là để sản xuất mô hình thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với sự đồng lòng của người dân là sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương khi đã phối hợp với các ngành chức năng giúp bà con chủ động trước những diễn biến phức tạp của thời tiết để chủ động ứng phó. Ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời cho biết:

Băng

Theo dõi lịch điều tiết nước, quyết định đóng các cống để ngăn mặn giữ ngọt thì trên toàn địa bàn huyện có 36/94 cống, trong đó 36 cống này có chức năng ngăn mặn giữ ngọt, đến thời điểm hiện nay lượng nước phục vụ cho sản xuất ở vùng ngọt luôn được đảm bảo.

PB7:

Ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời: Phòng Nông nghiệp huyện với hợp với các đơn vị của tỉnh đống trên địa bàn huyện kiểm tra các cống. Đồng thời, tuyên truyền vận động bà con nhân dân sản xuất trên tinh thần tiết kiệm nước. Thường xuyên kiểm tra các cống, trường hợp có sự cố hoặc có gì bất thường thì báo ngay cho cơ quan chuyên môn có hướng xử lý lịp thời.

MC1:

Thưa quý vị và bà con, nhiều năm qua Cà Mau là tỉnh duy nhất tại ĐBSCL không thể tiếp cận nước từ thượng nguồn sông Mê Kong đổ về, vì vậy các tuyến kênh, rạch vùng ngọt hóa bị khô cạn nên không thể phục vụ cho việc bơm nước, tưới tiêu đồng ruộng. Tình trạng này khiến cho nhiều diện tích lúa, hoa màu của người dân bị thiệt hại. Qua những chia sẻ vừa rồi, có thể thấy rằng bên cạnh công tác thủy lợi được quan tâm đầu tư, chính quyền và người dân Cà Mau cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm là tuân thủ khuyến cáo lịch thời vụ, áp dụng những giống cây ngắn ngày để tránh hạn mặn.

MC2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thông tin, mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song nước sạch nông thôn ở nước ta vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ cấp nước và vệ sinh giữa các vùng, các địa phương và giữa các huyện, xã trong một tỉnh, việc quản lý, cung cấp dịch vụ công về nước sạch nông thôn ở địa phương còn chưa ổn định và hiệu quả. Việt Nam có hơn 18.000 công trình đường ống cấp nước nông thôn, cung cấp dịch vụ nước sạch cho hơn 51% tổng dân số nông thôn Việt Nam, như vậy còn khoảng 30 triệu người chưa được tiếp cận nguồn nước sạch. Ngoài ra, trong số các công trình này có hơn 41% công trình kém bền vững, không hoạt động và 26% công trình mang tính bền vững tương đối.

Quang Dũng

MC 2: tin 2

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 9 trực thuộc Bộ NN-PTNT cho biết, đến nay cả 2 công trình cống Tân Phú và cống Bến Rớ được xây dựng tại thượng nguồn sông Ba Lai, thuộc các xã Tân Phú và Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đều đã cơ bản được thi công hoàn thành phần xây lắp và thiết bị công trình thủy lợi, bao gồm: thân cống và tháp van, cửa van cống và thiết bị cơ khí vận hành cửa cống, 6 tổ máy bơm. Hiện cửa van cống đã được vận hành thử thành công bằng máy phát điện. Các hạng mục khác cũng đã được thi công hoàn thành, như cầu giao thông trên cống, lưới điện trung thế và trạm biến áp. Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 9, cống Tân Phú và cống Bến Rớ có tổng vốn đầu tư hơn 295 tỷ đồng. Khi đi vào vận hành sẽ đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống của người dân trong vùng.

Minh Đãm

MC 1: tin 3

Đồng Nai hiện có 18 hồ thủy lợi với dung tích hơn 107 triệu mét khối. Nhiều năm nay, địa phương đã tận dụng các hồ thủy lợi tạo đa giá trị kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng khai thác mặt hồ của UBND tỉnh. Theo đó, chủ trương của tỉnh này là khai thác tối đa giá trị của các hồ thủy lợi. Ngoài mục tiêu chính là cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt thì có thể mở rộng các lợi ích mà các hồ chứa nước mang lại như phát triển du lịch sinh thái. Nếu khai thác tốt, các hồ chứa nước sẽ giúp thúc đẩy phát triển du lịch mang tính đột phá, từ đó kinh tế sẽ phát triển theo.

Lê Bình

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

Tự động

Khoanh vùng thủy lợi: Mô hình hai trong một rất hiệu quả

Hiện nay, biện pháp khoanh vùng thủy lợi được xem là mô hình hai trong một đang phát huy hiệu quả trong sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, góp phần rất lớn cho nông nghiệp Cà Mau phát triển bền vững.

Trọng Linh

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'