Không để nông sản Việt Nam bỡ ngỡ trên sân chơi quốc tế

Vườn quốc gia cần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch sinh thái; Cần có nghiên cứu cụ thể việc san hô bị chết tại vịnh Nha Trang; 3 người chết, 4 người mất tích, nhiều ha hoa màu bị nhấn chìm do bão số 2; Hàng chục nghìn con tôm hùm, cá mú trên vịnh xuân đài chết bất thường; Nuôi cá ruộng mùa lũ tại ĐBSCL cho bà con lãi cao; Nhiều công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại đã có ở Lâm Đồng

Xuân Hào  | 

Không để nông sản Việt Nam bỡ ngỡ trên sân chơi quốc tế

Tự động
  • Vườn quốc gia cần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch sinh thái

Trong tuần qua tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã chủ trì “Hội nghị thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các Vườn quốc gia”. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các Vườn quốc gia cần tiếp tục đa dạng hoá các sản phẩm du lịch sinh thái. Tập trung hoàn thành Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030 các Vườn quốc gia. Bên cạnh đó, cần tiếp tục bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng đặc trưng, tổ chức thực hiện tốt hoạt động bảo tồn, cứu hộ nuôi dưỡng, tái thả động vật hoang dã.

[Băng Bộ trưởng Lê Minh Hoan]

Quang Dũng

  • Cần có nghiên cứu cụ thể việc san hô bị chết tại vịnh Nha Trang

Cũng trong ngày hôm qua, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã làm việc Ban quản lý Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa về công tác quản lý, thiết lập khu bảo tồn vịnh Nha Trang. Tại khu vực Hòn Mun, nơi có rạn san hộ bị chết trắng, Ban Quản lý vịnh Nha Trang, cho biết, san hô bị tẩy trắng là do biến đổi khí hậu và sâm biển gai gây nên. Theo khảo sát các nhà khoa học, một số san hô tẩy trắng có khả năng phục hồi lại mất từ 6 tháng đến 1 năm. Còn san hô bị chết thì không thể phục hồi. Trước thực trạng này, Thứ trưởng cho rằng, việc sản hô chết cần có nghiên cứu đánh giá cụ thể, không thể đổ thừa hết do biến đổi khí hậu.

Kim Sơ

  • 3 người chết, 4 người mất tích, nhiều ha hoa màu bị nhấn chìm do bão số 2

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, tính đến cuối tuần qua, mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 đã làm 3 người chết, 4 người mất tích tại Lào Cai, Phú Thọ và Hòa Bình. Ngoài ra, Hòa Bình là một trong những địa phương hứng chịu thiệt hại nặng nề về nông nghiệp khi mưa lũ khiến gần 270 ha lúa, hoa màu bị ngập, thiệt hại; 230 con gia cầm bị nước cuốn trôi.  Tại Đắk Lắk nước từ các lưu vực sông, suối đổ về cũng nhấn chìm hàng nghìn ha lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, phân hóa đòng. Tiêu biểu, địa bàn huyện Lắk có khoảng 1.103ha cây trồng bị ngập lụt, uớc thiệt hại về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lắk gần 22 tỷ đồng.

Phạm Hiếu

  • Hàng chục nghìn con tôm hùm, cá mú trên vịnh xuân đài chết bất thường

UBND thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên cho biết, từ ngày 9/8 đến nay hơn 29.000 con tôm, hơn 1200 con cá mú và cá chẽm nuôi trên vịnh Xuân Đài của ngư dân ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên chết bất thường, báo cáo thiệt hại ban đầu gần 2.5 tỷ đồng. Khi phát hiện, chủ các lồng nuôi chủ động lặn xuống, nâng lồng lên tầng nước trên, tình trạng tôm và cá chết mới dần được khắc phục. UBND thị xã Sông Cầu đã chỉ đạo Phòng Kinh tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã cùng chính quyền phường Xuân Yên rà soát, hướng dẫn ngư dân triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật, kịp thời báo cáo cho UBND thị xã nếu phát hiện dấu hiệu phức tạp để có biện pháp hỗ trợ ngư dân, ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra tiếp tục.

Kim Sơ

  • Nuôi cá ruộng mùa lũ tại ĐBSCL cho bà con lãi cao

Hiện, trên một số đồng ruộng tại ĐBSCL, những hộ dân không canh tác lúa vụ 3 sẽ xả nước vào ruộng, thực hiện mô sinh kế mùa nước nổi để nuôi cá trong ruộng lúa, nuôi tôm càng xanh và nhiều mô hình sinh kế đang được người dân thực hiện. Các loại cá được nông dân chọn nuôi là chép, rô phi, mè hoa, mè vinh và một ít cá tạp tự vào sinh sống. Nuôi cá trong ruộng tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên như lúa chét, côn trùng, trứng ốc bươu vàng, sâu rầy, rong tảo, bèo. Theo bà con, trong thời gian nuôi khoảng 2 - 3 tháng, cá sẽ lớn khỏe và bắt đầu thu hoạch, bình quân 1ha ruộng người nuôi lãi từ 10 - 12 triệu đồng.

Văn Vũ

  • Nhiều công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại đã có ở Lâm Đồng

Theo sở NN-PTNT Lâm Đồng, để phát triển ngành thủy sản có giá trị cao, những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã ứng dụng nhiều khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, tiêu biểu có công nghệ sản xuất con giống cá nước lạnh phục vụ nhu cầu sản xuất trên địa bàn. Hiện, các doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị, công nghệ để nhập khẩu trứng giống từ Liên Bang Nga và Cộng hòa Liên bang Đức về nuôi ấp nở, ương dưỡng giống cá bột để cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất cá nước lạnh thương phẩm. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ nuôi cá tiên tiến trên thế giới như nuôi tuần hoàn, nuôi nước chảy, nuôi trong nhà.

Minh Hậu

  • Lang Chánh phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với du lịch

Là địa phương có tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên rừng, khí hậu, địa hình, thời gian gần đây, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đang tận dụng các điều kiện sẵn có để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch trải nghiệm trong rừng tự nhiên. Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đã liên kết cùng Công ty Sông Mã xây dựng hạ tầng thiết yếu, liên kết cùng Khu du lịch sinh thái thác Ma Hao, bản Năng Cát, xã Trí Nang dần hình thành quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp du lịch trải nghiệm, từng bước đáp ứng nhu cầu du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm của du khách trong và ngoài tỉnh.

Nguyễn Tuấn Anh

  • Trồng thạch đen giúp người dân Tràng Định xóa đói, giảm nghèo

Thạch đen là cây trồng lâu năm của bà con các dân tộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, diện tích trồng cây thạch đen được duy trì ổn định từ 1.300 đến 2.000 ha, giúp người dân nơi đây thu từ 180 tỷ đồng đến 250 tỷ đồng mỗi năm. Cây thạch đen trở thành cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây. Theo UBND huyện Tràng Định, đầu năm 2021, huyện đã ban hành Nghị quyết "Về xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị cây thạch đen giai đoạn 2021-2030" và đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025, mở rộng diện tích trồng cây thạch đen từ 2.500ha đến 4.000ha.

Quỳnh Anh

Nhạc cắt:

Thưa quý vị và bà con, bước vào mùa mưa bão, việc đảm bảo an toàn hồ đập luôn là ưu tiên hàng đầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là công tác duy tu, bảo dưỡng

Theo chân ông Vũ Trọng Tĩnh, giám đốc công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập, từ sáng sớm tinh mơ (Tiếng động hiện trường: Tiếng gà gáy), các công nhân đã hòa mình vào công việc đã quá đỗi quen thuộc từ nhiều năm nay. Theo ông Tĩnh, việc đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi thì công tác tập huấn trước các tình huống có thể xảy ra là rất quan trọng.

Băng ông Tĩnh: ….

Đối với tỉnh ven biển Quảng Ninh, trung bình mỗi năm đón khoảng 5-6 cơn bão, công tác phòng chống bão lũ của các công ty thủy lợi trên địa bàn tỉnh luôn được lên kế hoạch từ sớm để đạt hiệu quả cao nhất:

Trích băng phỏng vấn ông Vũ Minh Thành, Giám đốc công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều:….

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, để đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trước khi bước vào mùa mưa bão hàng năm, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đều chỉ đạo tất cả các đơn vị, địa phương liên quan duy trì công tác thường trực 24/24h để vận hành an toàn hồ chứa và tiến hành rà soát, gia cố, tu bổ các tuyến điểm, các hạng mục công trình xung yếu. Từ đó, đảm bảo các điều kiện về an toàn hồ đập.

Bên cạnh đó là thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, tiến hành khảo sát, đo đạc và xây dựng các phương án ứng phó, phòng chống mưa bão kịp thời trong mùa mưa bão năm 2022.

Văn Thành (ĐB)

Đối thoại:

Thưa quý vị và bà con, nước ta được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều thuận lợi để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cả trong nước và thị trường quốc tế còn hạn chế. Vậy làm thế nào để nông sản nước ta có chỗ đứng trên thị trường thế giới? Phóng viên Phạm Hiếu đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Toản, ục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN-PTNT về nội dung này:

(Phạm Hiếu)

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266  

                             

Tự động

Không để nông sản Việt Nam bỡ ngỡ trên sân chơi quốc tế

Vườn quốc gia cần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch sinh thái; Cần có nghiên cứu cụ thể việc san hô bị chết tại vịnh Nha Trang; 3 người chết, 4 người mất tích, nhiều ha hoa màu bị nhấn chìm do bão số 2; Hàng chục nghìn con tôm hùm, cá mú trên vịnh xuân đài chết bất thường; Nuôi cá ruộng mùa lũ tại ĐBSCL cho bà con lãi cao; Nhiều công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại đã có ở Lâm Đồng

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Hạn mặn ĐBSCL đang xảy ra sớm hơn cả về thời gian và tốc độ
Thời sự

Hạn mặn ĐBSCL đang xảy ra sớm hơn cả về thời gian và tốc độ; Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Halal; Mưa đá liên tiếp tại Nghệ An.

Hạn mặn ĐBSCL đang xảy ra sớm hơn cả về thời gian và tốc độ