Không thể để 'trụ đỡ' bị lung lay
Thị trường nhiều biến động, dịch bệnh trong chăn nuôi dự báo có nhiều diễn biến khó lường. Từ những thực trạng này, các mắt xích quan trọng của ngành nông nghiệp đã kiến tạo các giải pháp quan trọng để 'trụ đỡ' không bị lung lay.
Quỳnh Anh | 08:32 15/05/2023
Không thể để 'trụ đỡ bị lung lay
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Tầm nhìn nông nghiệp.
Thưa quý vị và bà con, trong 4 tháng đầu năm, sản xuất nông lâm thủy sản của nước ta không chỉ tập trung vào chăm sóc và thu hoạch lúa, rau màu mà còn tháo gỡ nhiều khó khăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng và đặc biệt là hỗ trợ, khuyến khích ngư dân tích cực bám biển và nghiêm túc thực hiện quy định về IUU. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, ngành lâm nghiệp đối diện với nhiều nguy cơ cảnh báo cháy rừng; Trong lĩnh vực thủy sản, thời gian “180 ngày gỡ thẻ và EC” đã gần hết, dịch bệnh trong chăn nuôi dự báo có nhiều diễn biến khó lường. Từ những thực trạng này, các mắt xích quan trọng của ngành nông nghiệp đã kiến tạo các giải pháp trong tương lai để 'trụ đỡ' không bị lung lay mời quý vị cùng đến với ghi nhận của Nông nghiệp Radio.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, những tháng qua,
thời tiết khá ủng hộ để các địa phương trong nước đẩy mạnh việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, hoạt động khai thác gỗ cũng ổn định. Tuy nhiên thời gian gần đây, các thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng xuất hiện ngày một nhiều, nhiều diện tích rừng đối mặt với nguy cơ cháy cấp cực kỳ nguy hiểm. Cùng với đó, trong bối cảnh nguy cơ cao xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để triển khai những dự án du lịch tại các khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởngCục Lâm nghiệp đưa ra định hướng cho lĩnh vực này trong thời gian tới.
Băng 3 ông Trần Quang Bảo:
MC 2:
Thưa quý vị, dự kiến cuối tháng 5 này, đoàn thanh tra của Uỷ ban châu Âu - EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra tình hình chống khai thác IUU lần thứ 4. Từ đầu năm đến nay, từ Chính phủ, Bộ NN-PTNT cho tới các địa phương đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng được chú trọng. Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản chia sẻ, trong hành trình tiếp theo, đây vẫn là những nội dung được ngành chú trọng.
Băng 4 ông Trần Đình Luân
MC 2:
Ngoài thủy sản, chăn nuôi và thú y cũng là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian vừa qua khi giá vật tư đầu vào phục vụ lĩnh vực này vẫn tăng cao và nhiều loại dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, gây hại đàn gia súc, gia cầm. Dù vậy bằng tất cả nỗ lực, ngành chăn nuôi của nước ta được đánh giá phát triển ổn định. Và đặc biệt, như Nông nghiệp Radio đã thông tin, thời gian gần đây khi những thông tin tiêu cực về các loại thịt gia cầm xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và trong ý kiến của người dân, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y đã có giải đáp riêng về vấn đề này, Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị phối hợp kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Để cùng các lĩnh vực của nông ngiệp phát triển tốt, đạt được những mục tiêu trong quý 2 nói riêng và cho cả năm nay, ngành chăn nuôi cũng đưa ra một số khó khăn cần được tháo gỡ. Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết:
Băng 5 ông Dương Tất Thắng
MC 1
Thưa quý vị và bà con, ngay từ đầu năm, 'trụ đỡ' nông nghiệp đã tập trung triển khai thực hiện các chiến lược phát triển bền vững dựa trên tinh thần của mục tiêu “chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm Nông lâm thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng” và đã đạt được những kết quả khá tốt. Tuy nhiên, khó khăn chắc chắn còn nhiều và từ những dự báo trong từng lĩnh vực, có thể thấy, cả hệ thống nông nghiệp đều đã có những định hướng, kế hoạch quan trọng cho giai đoạn tiếp theo. Tin rằng với sự chỉ đạo sát sao từ phía chính quyền mà trực tiếp nhất là Bộ NN-PTNT, các đơn vị thuộc Bộ và sự đồng lòng của các địa phương, sản xuất nông nghiệp trong năm nay sẽ tiếp tục bứt phát, tạo nên một bức tranh toàn cảnh nông lâm thủy sản tươi sáng nhất.
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin tức về hoạt động sản xuất nông nghiệp đang được triển khai theo định hướng công nghệ cao, giảm chi phí, tăng giá thành.
MC 1
Thưa quý vị và bà con, cây mộc hương, hay còn gọi là cây quế hoa, là loài cây có giá trị dược liệu cao và cũng có ý nghĩ về phong thủy, mang lại giá trị kinh tế rất tốt. Nhiều mô hình trồng thử nghiệm loại cây này ở nước ta cũng đã thành công. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, ông Nguyễn Xuân Trọng ở thôn Đông, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã đưa cây mộc hương về trồng thử nghiệm tại vườn nhà, trở thành người đầu tiên ươm trồng thành công cây cảnh cho hoa nhỏ li ti, trắng muốt nhưng có mùi thơm ngọt trên đất Hồng Việt. Hiện trong vườn của ông Trọng có khoảng 800 - 1.000 cây mộc hương trồng xen kẽ với cây mẫu đơn và hàng ngàn cây mộc hương giống, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập trên 1 tỉ đồng.
Quỳnh Anh
MC 2
Đi xuôi hơn 125km nữa về đến Thanh Hóa, Nông nghiệp Radio được biết câu chuyện của cử nhân Sư phạm Hóa học Phạm Văn Tỉnh với mô hình nuôi giun quế cho thu lãi hơn nửa tỷ mỗi năm. Tại trang trại của mình ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, anh Tỉnh kể rằng, lúc bấy giờ khi đọc báo thấy một mô hình nuôi giun quế đem lại thu nhập bạc tỷ mỗi năm, anh quyết tâm về quê khởi nghiệp và chính quyết định táo bạo này đã giúp anh có được cơ ngơi ngày hôm nay. Bắt đầu vay vốn, xây chuồng và mua con giống nuôi giun quế trên mảnh vườn 300m2 của gia đình vào năm 2008. Đến nay, sản phẩm giun quế của anh Tỉnh đã được bán trên toàn quốc. Hiện, quy mô trang trại của anh rộng khoảng 5.000m2, mỗi năm anh sản xuất 2 vụ giun quế.
Quốc Toản
MC 1
Còn tại tỉnh Lâm Đồng, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được chính quyền và người dân địa phương quan tâm. Với những thế mạnh của mình, đến nay, Lâm Đồng đã có trên 62 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với giá trị bình quân từ 180 triệu đồng/ha/năm. Theo đánh giá, nhiều diện tích rau ứng dụng công nghệ cao còn đạt 400 - 500 triệu đồng/ha/năm, sản xuất hoa đạt 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm.
Minh Hậu
MC 1:
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Tầm nhìn Nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại!
Không thể để 'trụ đỡ' bị lung lay
Thị trường nhiều biến động, dịch bệnh trong chăn nuôi dự báo có nhiều diễn biến khó lường. Từ những thực trạng này, các mắt xích quan trọng của ngành nông nghiệp đã kiến tạo các giải pháp quan trọng để 'trụ đỡ' không bị lung lay.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.