Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.
Kinh nghiệm xử lý cỏ dại trong sản xuất lúa
Việc quản lý cỏ dại trong suốt mùa vụ sản xuất lúa, đặc biệt là trước khi xuống giống nếu được thực hiện bài bản sẽ giúp lúa sinh trưởng và phát triển nhanh.
Thanh Nga | 12:13 21/08/2024
Kinh nghiệm xử lý cỏ dại trong sản xuất lúa
cỏ dại có khả năng lưu tồn và sức sống rất cao trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đồng thời tỷ lệ nảy mầm, mức độ sản sinh của chúng cũng khá nhanh, phát tán mạnh ở các giai đoạn khác nhau. Việc quản lý cỏ dại trong suốt mùa vụ sản xuất lúa, đặc biệt là trước khi xuống giống nếu được thực hiện bài bản sẽ giúp lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, góp phần đem lại vụ mùa bội thu.
Kinh nghiệm xử lý cỏ dại trong sản xuất lúa
Vậy làm thế nào để quản lý cỏ dại ngay từ đầu vụ sản xuất, xin mời quý vị và bà con cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiêm của các nhà quản lý và bà con nông dân Hà Tĩnh thông qua chương trình ngày hôm nay của Nongnghiep Radio.
MC2: Thời điểm này lúa hè thu tại một số địa phương của tỉnh Hà Tĩnh bắt đầu cho thu hoạch, năm nay, thời tiết khắc nghiệt, nền nhiệt độ cao hơn so với trung bình nhiều năm nên dự kiến bà con sẽ thu hoạch rộ lúa hè thu trước thời vụ từ 10 – 15 ngày. Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất xuống giống vụ lúa xuân năm 2025, ngay từ bây giờ, tại nhiều xã đã phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng thuốc bảo vệ thực vật tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân kinh nghiệm xử lý cỏ dại trước vụ sản xuất. Trong đó, trọng tâm là lắng nghe các khó khăn của bà con trong việc quản lý cỏ dại, nhất là trong điều kiện ruộng khó giữ nước, hiệu quả thuốc diệt cỏ đạt thấp, gây tốn kém chi phí.
Ông Trần Hữu Thoan, trú xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc chia sẻ:
Kinh nghiệm xử lý cỏ dại trong sản xuất lúa
Trong thực tế canh tác, nhiều nông dân nhận thấy vấn đề diệt cỏ ở những chân ruộng cao cưỡng, khó giữ nước rất khó khăn. Thông thường phải phun 2, 3 lần thuốc diệt cỏ mới có kết quả. Vì vậy, đối với bất kỳ dịch hại nào, trong phun thuốc, cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Đặc biệt với thuốc trừ cỏ nhất thiết phải áp dụng đúng khuyến cáo của nhà sản xuất mới đạt hiệu quả như mong muốn và an toàn cho sự phát triển của ruộng lúa.
Kinh nghiệm xử lý cỏ dại trong sản xuất lúa
Theo khuyến cáo, bà con cần kết hợp đồng loạt nhiều phương pháp như: san bằng mặt ruộng, xây dựng rãnh thoát nước tốt để duy trì lượng nước cần có trong đồng ruộng. Khi ruộng đã bằng phẳng và đủ độ ẩm, sử dụng thuốc diệt cỏ Propatox 360EC kết hợp Newyorkfit 370EC để phun phòng trừ, lúc này thuốc diệt cỏ sẽ chảy đều khắp mặt ruộng, hạn chế được tình trạng nơi quá nhiều, nơi lại ít, mất tác dụng của thuốc, khiến cỏ dại mọc bình thường.
Ông Đường Dũng Tiến, đại diện Công ty CP Quốc tế Yutaka Nhật Bản khuyến cáo về mặt kỹ thuật phun thuốc diệt cỏ: Trích băng.
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh, việc xác định các nhóm cỏ chính trên từng chân đất là rất quan trọng, giúp nông dân lựa chọn, áp dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp. Qua thực tế sản xuất lúa trên địa bàn cho thấy, thành phần cỏ dại trên ruộng lúa rất phong phú, tuy nhiên, có thể phân thành 3 nhóm cỏ dại chính, bao gồm: Nhóm cỏ hoà bản, nhóm cỏ chác lác và nhóm cỏ lá rộng. Đối với lúa gieo thẳng, phun thuốc trừ cỏ là yêu cầu bắt buộc, đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm phun ngay sau khi gieo từ 1 – 3 ngày, đối với thuốc trừ có kết hợp giữa thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm thì phun thuốc sau khi gieo thẳng từ 2 – 5 ngày đối với vụ hè thu và 3 – 10 ngày đối với vụ Xuân. Quy trình phun tuân thủ hướng dẫn ghi trên bao bì của các nhà sản xuất. Sau khi phun, phải giữ nước ở rãnh để đảm bảo ruộng luôn đủ độ ẩm, không để nứt nẻ ít nhất trong vòng 1 tuần để phát huy hiệu lực của thuốc.
Kỹ sư Trịnh Thị Giang, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.
MC1: Quý vị và bà con thân mến, một lần nữa chúng ta phải khẳng định, để phòng trừ hiệu quả cỏ dại cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật ngay từ trước vụ sản xuất, bởi đây là thời điểm đảm bảo các điều kiện “diệt tận gốc” mầm cỏ dại, góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, hạn chế tình trạng cỏ dại ăn hết dinh dưỡng của cây trồng.
Kinh nghiệm xử lý cỏ dại trong sản xuất lúa
Việc quản lý cỏ dại trong suốt mùa vụ sản xuất lúa, đặc biệt là trước khi xuống giống nếu được thực hiện bài bản sẽ giúp lúa sinh trưởng và phát triển nhanh.
Thanh Nga
Các chương trình
Qua mỗi vụ lúa, nông dân áp dụng tốt hơn các quy trình kỹ thuật, giảm được chi phí mà năng suất, chất lượng lúa vẫn tốt và bán được giá cao.