Làng hoa giấy lớn nhất nhì miền Bắc vào xuân
Từ trồng lúa và rau màu trên đất bãi, Phù Đổng nay đã trở thành vùng sản xuất hoa giấy lớn nhất nhì miền Bắc và tự chủ từ giống gốc tới cây thành phẩm.
Quỳnh Anh | 19:03 11/01/2025
Chủ động giống, quy trình, làng hoa giấy nâng sức cạnh tranh
Xinh kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.
Thưa quý vị và bà con, là một trong những vùng quê bao bọc thủ đô hoa lệ, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội nổi tiếng với truyền thuyết Thánh Gióng, Di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng cùng những kiến trúc cổ bên tả ngạn dòng sông Đuống. Và hơn chục năm nay, vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử này còn nổi danh với làng nghề cây cảnh hoa giấy lớn nhất nhì miền Bắc.
Lấy phát triển nông nghiệp làm kinh tế chính, bà con Phù Đổng từ xa xưa đã sống bằng nghề trồng lúa và trồng rau màu trên đất bãi. Sau này, chăn nuôi bò sữa được chọn là lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương. Thế rồi tư duy nông nghiệp xanh, giảm ô nhiễm môi trường lan tỏa tới nơi đây, sinh kế ấy đứng trước bài toán khó về việc di chuyển chuồng trại ra xa khu dân cư và làm giảm ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, để phát triển nông nghiệp bền vững và hiện đại hơn, chính quyền cùng người dân Phù Đổng đã lựa chọn hoa và cây cảnh là hướng đi mới. Xuất phát từ vài hộ tiên phong theo nghề, bằng sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành một ngành hàng tiềm năng. Chứng kiến sự thay da đổi thịt từng ngày của vùng quê, ông Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng tự hào cho biết, đến nay, sau hơn 2 thập kỷ, cả xã có tới 500 hộ trồng hoa giấy cảnh. Không đơn thuần chỉ trồng hoa giấy theo cách truyền thống, người dân Phù Đổng đã nhanh nhạy lai tạo, uốn ghép thành nhiều kiểu dáng thích ứng với nhu cầu chơi hoa của thị trường và thậm chí đưa hoa giấy trở thành sản phẩm OCOP.
Băng Phó CT xã Phù Đổng 1
Nghề trồng hoa giấy trên địa bàn hiện đang tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 1.000 người dân Phù Đổng. Để tiếp tục phát triển, địa phương hiện đang triển khai đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, trong số gần 300ha đất nông nghiệp đã được chuyển đổi, đã có gần 140ha được ưu tiên để trồng hoa cây cảnh, chủ yếu là hoa giấy.
Hoa giấy không phải loài cây mang tính thời vụ mà thường được người dân ưa chuộng quanh năm. Thị trường của hoa giấy sôi động nhất thường từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, khi các công trình xây dựng dần được hoàn thiện, cần cây cảnh để bày trí không gian cũng như nhu cầu của các gia đình chọn hoa chơi trong dịp năm mới. Để tạo được một cây hoa giấy có thế độc đáo, màu sắc bắt mắt và “theo trend”, nhà vườn sẽ phải mất khoảng 3 năm để có được một phôi hoa giấy gốc, sau đó là quá trình ghép cành theo màu hoa mong muốn, uốn nắn tạo thế cho cây, chờ cây và hoa đủ trưởng thành thêm khoảng 3-4 năm nữa. Cây nào không đạt chất lượng, dáng không đẹp, hoa không đậm màu, người chăm sóc sẽ phải hủy hoa để chăm sóc vào năm sau.
Với tâm huyết và lòng yêu nghề, bà con Phù Đổng quanh năm suốt tháng gắn bó với vườn hoa, tỉa lá, uốn cành, tưới cây…. Kì công là vậy, thế nhưng trong năm 2024, cơn bão số 3 quét qua đã khiến những chậu hoa giấy chao đảo, thiệt hại không ít, nhiều cây bị hỏng dáng, người dân phải chăm sóc lại từ đầu. Là thế hệ thứ hai của gia đình có truyền thống trồng hoa giấy, sau bão số 3, gia đình chị Hoàng Thị Thu – một trong những chủ vườn có diện tích trồng hoa giấy lớn nhất xã Phù Đổng, đã bị thiệt hại khoảng 300 đến 500 triệu đồng. Không những vậy, trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường, nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng nói chung và vườn hoa nhà chị Thu nói riêng đang trở nên trầm lắng hơn.
Băng 1 chị Thu.
Từng mang lại thu nhập ổn định, cuộc sống sung túc hơn cho người dân, hoa giấy Phù Đổng hiện đang gặp không ít những bấp bênh. Thế nhưng bằng bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo, người dân Phù Đổng đã tự tìm ra hướng đi mới sáng tạo, chọn cách tự cung tự cấp từ giống cây cho tới thành phẩm xuất bán để tiết kiệm phần nào kinh phí đầu tư, cũng là để khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm của nhà vườn. Mỗi chậu hoa giấy xuất bán, đều được chọn giống từ chính nhà vườn, do chủ vườn tự tay ghép cành, được bà con uốn nắn, tỉa cành, đo kích thước cẩn thận trước khi vận chuyển tới khách hàng. Chị Hoàng Thị Thu chia sẻ thêm:
Băng 2 chị Thu.
MC
Sự chủ động thích ứng của người dân là giải pháp quan trọng, thế nhưng tự chủ về vật tư đầu vào cũng chỉ giúp tiết kiệm phần nào chi phí sản xuất. Hơn lúc nào hết, hiện nay thương hiệu hoa giấy Phù Đổng cần được hỗ trợ để tiếp cận tới thị trường rộng rãi hơn, có thêm các dịch vụ đa dạng nhằm phục vụ nhiều nhu cầu mới của khách hàng.
Được công nhận làng nghề cây cảnh hoa giấy vào năm 2020, để tiếp tục phát triển, Phù Đổng đang triển khai đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2021-2025. Nhận thấy rõ yêu cầu từ thực tiễn, Phù Đổng cũng đang phát triển ngành nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái. Năm 2023, Lễ hội cây cảnh, hoa giấy xã Phù Đổng được tổ chức với chủ đề “Sắc hoa trên miền di sản” đã thu hút hàng ngàn lượt du khách đến thăm. Bên cạnh đó là những điểm nhấn như Khu sinh thái Phù Đổng Green Park đạt chứng nhận OCOP 4 sao, sản phẩm hoa giấy đạt chứng nhận OCOP 3 sao… ông Nguyễn Văn Tài, Phó CT UBND xã Phù Đổng chia sẻ:
Băng ông Nguyễn Văn Tài 2
MC
Những ngày cuối năm, trên mỗi cánh đồng bạt ngàn ở Phù Đổng là những chậu hoa giấy đang đua mình khoe sắc. Đỏ, hồng, cam, vàng, tím… dải màu xen kẽ tạo nên bức tranh thơ mộng nơi vùng đất ven đô gắn với truyền thống văn hóa lịch sử của đất nước. Từ xa, tiếng nói cười của bà con chăm hoa, tiếng làm đất, tưới cây rồi tiếng xe vận chuyển hoa giấy… những thước phim sống động hiện lên là minh chứng cho nhịp sống hiện đại của vùng quê đã mạnh dạn thay đổi từ canh tác lúa, rau màu và chăn nuôi bò sữa truyền thống trở thành những cánh đồng trăm hoa đua sắc thu hút du khách. Chắc chắn không dừng lại ở đây, thời gian tới, xã Phù Đổng định hướng sẽ tiếp tục phát huy giá trị làng nghề cây cảnh hoa giấy, đưa hoa giấy Phù Đổng trở thành một thương hiệu uy tín ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển làng nghề hoa giấy gắn với phát triển điểm du lịch làng nghề, du lịch tâm linh của địa phương.
Làng hoa giấy lớn nhất nhì miền Bắc vào xuân
Từ trồng lúa và rau màu trên đất bãi, Phù Đổng nay đã trở thành vùng sản xuất hoa giấy lớn nhất nhì miền Bắc và tự chủ từ giống gốc tới cây thành phẩm.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.
Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.