Lợi ích bền vững từ lớp tập huấn IPHM

Qua lớp học giúp nông dân nắm được những biện pháp xử lý cải tạo đất canh tác để hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

Kim Sơ  | 12:22 14/09/2024

Lợi ích bền vững từ lớp tập huấn IPHM

Tự động

Lợi ích bền vững từ lớp tập huấn IPHM

IPHM là hệ thống quản lý cây trồng mà các biện pháp tác động dựa trên nền tảng môi trường cụ thể về đất, nước, thời tiết, sinh vật gây hại, sinh vật có ích nhằm giảm những tác động gây bất lợi cho cây trồng. Đồng thời phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của sinh vật gây hại, cũng như nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. IPHM được phát triển trên nền tảng IPM, tuy nhiên có bổ sung một số nội dung đi sâu về sức khỏe của đất để bà con nắm bắt kiến thức cải tạo đất của mình nhằm canh tác một cách bền vững. Ghi nhận phóng viên Kim Sơ, về lợi ích bền vững từ lớp huấn luyện IPHM.

MC2: Trên ruộng lúa mô hình học tập lớp huấn luyện nông dân về sức khỏe cây trồng tổng hợp, bà Nguyễn Thị Kim, một nông dân của Hợp tác xã Nông nghiệp 1 phường 9, thành phố Tuy Hòa, rất hào hứng khi được cán bộ chuyên môn ‘cầm tay chỉ việc’ để đo đếm điều tra thiên địch, sâu bệnh hại và tình hình sinh trưởng cây lúa từng giai đoạn. Từ đó, giúp bà cũng như nhiều nông dân học tập sẽ đưa ra biện pháp xử lý trên ruộng lúa của mình sắp tới hợp lý.

Bà Nguyễn Thị Kim cho biết, đến nay lúa ở mô hình đã phát triển 7 lá nhưng chưa phát hiện sâu, rầy gây hại. Do đó, bà Kim cũng như các nông dân đều khẳng định rằng, khi sạ thưa 4-6 kg/sào, không chỉ tiết kiệm chi phí giống, lúa ít sâu bệnh, mà còn bảo vệ được thiên địch khống chế sâu rầy do không sử dụng thuốc BVTV.

Băng bà Kim 27 giây:

Còn ông Trần Hòa, thành viên của Hợp tác xã Nông nghiệp Kinh doanh tổng hợp Hòa An Tây, huyện Phú Hòa cũng cho rằng, lớp huấn luyện về chương trình IPHM của Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên tổ chức rất bổ ích cho nông dân. Qua lớp họp giúp nông dân nắm được những biện pháp xử lý như kỹ thuật canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt nắm thêm kiến thức về cải tạo đất canh tác để hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

Băng ông Trần Hòa 22 giây

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên, trong năm 2024, Chi cục đã tham mưu Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp trên cây trồng chủ lực tỉnh Phú Yên từ năm 2024-2025, định hướng đến năm 2030.

Tháng 4 vừa qua, Chi cục đã chủ trì tổ chức lớp đào tạo nâng cao giảng viên TOP- IPM lên TOT-IPHM cho 11 công chức, viên chức được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận. Sau khi đội ngũ TOT IPHM đào tạo xong đã về 8 địa phương

 

mở 13 lớp huấn luyện nông dân về chương trình IPHM.

Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên cho biết, Băng 35 giây.

Tự động

Lợi ích bền vững từ lớp tập huấn IPHM

Qua lớp học giúp nông dân nắm được những biện pháp xử lý cải tạo đất canh tác để hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

Kim Sơ

Các chương trình

Nhóm bạn trẻ 9X làm giàu từ sản vật quê hương
Kiến thức

Hiện nay các sản phẩm chế biến từ xoài của nhóm bạn trẻ 9X CamLamOnline có giá trị hơn nhiều so với sản phẩm tươi.

Nhóm bạn trẻ 9X làm giàu từ sản vật quê hương
Hiệu quả từ những mô hình nuôi kiến vàng trong vườn cây
Kiến thức

Dùng kiến vàng trong quản lý sinh vật gây hại trên cây cà phê và sầu riêng phát huy vai trò của thiên địch trong bảo vệ cây trồng ở Đắk Lắk.

Hiệu quả từ những mô hình nuôi kiến vàng trong vườn cây