Mã số vùng trồng - Phép thử của chuyển đổi số trong trồng trọt

Định danh nông sản Việt bằng cơ sở dữ liệu quản lý mã số vùng trồng; Khôi phục tài nguyên nước ở 3 vườn Quốc gia, khu bảo tồn; Máy bay không người lái giúp nông nghiệp tiến tới sản xuất công nghệ cao; Hiệu quả nuôi trồng thủy sản cao hơn 2 - 5 lần nhờ công nghệ; Đắk Lắk xử lý ngăn suối, đào ao nuôi cá tầm.

Xuân Hào  | 08:48 22/08/2022

Mã số vùng trồng - Phép thử của chuyển đổi số trong trồng trọt

Tự động
  • Định danh nông sản Việt bằng cơ sở dữ liệu quản lý mã số vùng trồng

Trong tuần qua, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Lễ phát động Chuyển đổi số NN-PTNT và Triển khai Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng. Theo đó, hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc định danh nông sản Việt. Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, việc xây dựng thương hiệu nông sản thông qua sự minh bạch sẽ góp phần cải thiện một nền nông nghiệp hiện đang mù mờ từ người mua, người bán đến cơ quan quản lý, mù mờ từ thị trường, chất lượng đến xuất xứ, nguồn gốc…

[Băng Bộ trưởng Lê Minh Hoan]

Phạm Hiếu

  • Khôi phục tài nguyên nước ở 3 Vườn Quốc gia, khu bảo tồn

Bộ NN-PTNT phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Heineken Việt Nam vừa khởi động chương trình hợp tác phục hồi nguồn nước ở lưu vực sông Hồng, sông Tiền và sông Đồng Nai. Chương trình được triển khai tại các lưu vực sông trọng điểm gồm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn Sinh thái Đồng Tháp Mười. Theo đó, việc khai thác quá mức tài nguyên nước, rừng và đất, việc quản lý chưa hiệu quả các nguồn thải cùng với các tác động của biến đổi khí hậu đã khiến cho tài nguyên nước tại các địa điểm này bị suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng. Với nguồn tài trợ 30 tỷ đồng, chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025, các hệ sinh thái nước ngọt quan trọng thuộc ba khu vực này sẽ được phục hồi, bảo vệ.

Quỳnh Anh

  • Máy bay không người lái giúp nông nghiệp tiến tới sản xuất công nghệ cao

Trong tuần qua, Cục Bảo vệ Thực vật đã phối hợp Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Hội thảo Chia sẻ thông tin, quy định về quản lý và sử dụng UAV/Drone của một số nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương & Góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn cơ sở về khảo nghiệm thuốc BVTV bằng UAV. Theo Cục BVTV, ứng dụng thiết bị máy bay không người lái – UAV/Drone phun thuốc BVTV ngày càng phổ biến bởi những ưu điểm nổi bật. Tiêu chuẩn cơ sở về khảo nghiệm thuốc BVTV bằng UAV là tiền đề giúp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng được công nghệ 4.0 cũng như đổi mới phương thức sản xuất tiến tới sản xuất quy mô công nghệ cao.

Thanh Thủy

  • Hiệu quả nuôi trồng thủy sản cao hơn 2 - 5 lần nhờ áp dụng công nghệ

Tỉnh Trà Vinh hiện có gần 24.000 ha đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Theo sở NN-PTNT Trà Vinh, việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 - 5 lần so với phương thức sản xuất truyền thống. Đặc biệt, đối với nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong ao nổi lót bạt cho sản lượng bình quân 40 – 50 tấn /ha/vụ, cao gấp 5 - 7 lần so với nuôi tôm bình thường. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích, ưu tiên nguồn vốn cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng, giúp nông dân sản xuất ổn định và tăng thu nhập.

Hoàng Vũ

  • Đắk Lắk: Xử lý việc ngăn suối, đào ao nuôi cá tầm không phép

Vừa qua, tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận trường hợp một hộ dân tự ý đào ao, ngăn suối, làm biến đổi đất nông nghiệp để nuôi cá tầm. Theo ghi nhận tại hiện trường, một bờ đê bằng đất, đá đã bị đổ, ngăn lại khoảng 70% dòng chảy. Bên cạnh đó, hàng ngàn m2 đất nông nghiệp đã bị đào múc, thay đổi hiện trạng nhằm mục đích làm ao nuôi cá. Trước trường hợp vi phạm của hộ dân, hiện huyện Krông Bông đã yêu cầu các đơn vị liên quan đình chỉ công trình, đồng thời, giao các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá mức độ sai phạm để có hướng xử lý phù hợp.

Minh Quý

  • Xây dựng ‘cẩm nang’ sử dụng đất nông nghiệp xứ Thanh

Sở NN-PTNT Thanh Hóa vừa tổ chức Hội thảo “Kết quả xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1)”. Theo đó, dự án được triển khai từ năm 2021, đến tháng 7 năm nay đã hoàn thành và đánh giá được hiện trạng chất lượng đất, hiện trạng sản xuất, phân tích những tiềm năng, hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, sự thích nghi của cây trồng chủ lực, đề xuất được định hướng cơ cấu cây trồng, xây dựng Webgis phục vụ quản lý sản xuất. Theo Sở NN-PTNT Thanh Hóa, hoàn thành bản đồ nông hóa là giải pháp hữu hiệu giúp tỉnh phát huy tối đa tiềm năng, bảo vệ và quản lý đất đai một cách hiệu quả.

Võ Văn Dũng

  • Trên 58 tỷ đồng cho xây dựng thương hiệu trái cây Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch thâm canh và cải tạo vườn cây ăn quả kết hợp với xây dựng nhãn hiệu giai đoạn 2022-2025. TP dự kiến trích kinh phí trên 58 tỷ đồng để cải tạo, nâng chất vườn cây ăn quả tập trung gắn với mã vùng trồng, tạo điều kiện xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu trái cây Cần Thơ. Một số giải pháp được đưa ra để thực hiện kế hoạch là đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân liên kết vùng sản xuất quy mô gắn với xây dựng mã vùng trồng. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất. Đầu tư hạ tầng đê bao, kho bảo quản nhằm đảm bảo cấp, thoát nước vùng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm trái cây.

Minh Trang

  • Nuôi cá linh lãi 60 triệu đồng một tháng

Thời gian gần đây, nhờ nuôi cá linh, nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp thu về lãi cao, nhiều hộ dân có lợi nhuận tới 60 triệu đồng một tháng. Vốn là một trong những đặc sản của mùa nước nổi tại khu vực, tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên, cá linh khan hiếm đã được nhiều thương lái tìm mua. Hiện nay, giá cá linh bán ngoài thị trường đang tăng cao, dao động 200.000-300.000 đồng một kg. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, mô hình nuôi cá linh trước mắt đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo thu nhập tốt cho người nuôi. Về lâu dài, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ nhân rộng mô hình nuôi cho phù hợp, xây dựng thương hiệu giúp nông dân bán giá cao.

Ngọc Tài

Nhạc cắt:

Thưa quý vị và bà con, nếu có dịp về “thủ phủ” sầu riêng Đồng Nai, quý vị sẽ nghe đâu đó nông dân ví von sầu riêng là trái cây “vua” vì có giá trị kinh tế cao, vượt trội so với các loại trái khác. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trồng sầu  riêng theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang rất hào hứng khi biết sầu riêng Việt Nam bắt đầu được xuất khẩu chính ngạch qua thị trường Trung Quốc. Bây giờ, chúng ta cùng phóng viên Minh Sáng ghé thăm những vường sầu hữu cơ tại Long Khánh quý vị nhé.

Minh Sáng

Đối thoại:

Thưa quý vị và bà con, việc xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cập, quản lý mã số vùng trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc định danh nông sản Việt, góp phần xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng của nông sản Việt trên thị trường nội địa và quốc tế, cũng như những lợi ích kinh tế mang lại cho người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Về nội dung này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ cùng Nông nghiệp Radio

(Phạm Hiếu)

Tự động

Mã số vùng trồng - Phép thử của chuyển đổi số trong trồng trọt

Định danh nông sản Việt bằng cơ sở dữ liệu quản lý mã số vùng trồng; Khôi phục tài nguyên nước ở 3 vườn Quốc gia, khu bảo tồn; Máy bay không người lái giúp nông nghiệp tiến tới sản xuất công nghệ cao; Hiệu quả nuôi trồng thủy sản cao hơn 2 - 5 lần nhờ công nghệ; Đắk Lắk xử lý ngăn suối, đào ao nuôi cá tầm.

Xuân Hào

Các chương trình

Mang hương vị Tết ra ngư trường ‘săn’ cá ngừ
Thời sự

Các ngư dân sẽ đón cái Tết nữa giữa đại dương và hy vọng sẽ cập cảng vào đầu năm mới với khoang tàu đầy ắp cá ngừ.

Mang hương vị Tết ra ngư trường ‘săn’ cá ngừ
Không để cho 1 người dân Lý Sơn nào không được về quê đón Tết
Thời sự

Các tuyến vận tải từ cảng Sa Kỳ ra huyện đảo Lý Sơn đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu, kịp thời đưa bà con về quê trước thềm năm mới.

Không để cho 1 người dân Lý Sơn nào không được về quê đón Tết