'Mát lòng' những bình nước miễn phí trong đợt nóng nhất năm

Những ngày này, trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM, người dân trang bị những bình nước đá mát lạnh phục vụ miễn phí người đi đường dưới thời tiết nắng nóng rát mặt.

Lê Bình - Yên Nhi  | 10:09 27/03/2024

'Mát lòng' những bình nước miễn phí trong đợt nóng nhất năm

Tự động

'Mát lòng' những bình nước miễn phí trong đợt nóng nhất năm

Tại nhiều tuyến đường, người dân trang bị những bình nước đá mát lạnh phục vụ miễn phí người đi đường dưới thời tiết nắng nóng rát mặt.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Sau khoảng thời gian "hạ nhiệt" ngắn ngủi thì từ ngày 24/3, TP.HCM lại quay trở về với nắng nóng trên diện rộng. Nhiệt độ cao nhất trong ngày được dự báo từ 35-37 độ C. Độ ẩm thấp nhất từ 30-50%.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết trong những ngày tới, nắng nóng tiếp tục duy trì trên diện rộng tại TP.HCM. Trong những ngày này, nhiệt độ cao nhất từ 35-38 độ C và một vài ngày trên 38 độ C ở khu vực trung tâm thành phố.

Thưa quý vị, thời tiết oi bức, khó chịu đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của người dân. Đặc biệt là những người lao động vì đặc thù công việc phải làm việc dưới trời nắng gắt, điển hình như các tài xế xe ôm, các anh chị em nhân viên chăm sóc cây xanh, thợ hồ, những người bán vé số…

Xuất phát từ tinh thần sẻ chia của người Sài Gòn hào sảng, những bình nước miễn phí đã ra đời tại mảnh đất phồn hoa này từ rất lâu. Dù nắng hay mưa, sớm hay tối, nhưng những ngụm nước ấy càng thêm ngọt, thêm mát, càng thêm ý nghĩa vào những ngày Sài Gòn nắng đỉnh điểm như gần đây.

MC 2:

(tiếng xe cộ)

5 năm qua, đều đặn mỗi ngày, tại một góc nhỏ trên đường Võ Thị Sáu, người ta lại thấy người hình ảnh người đàn ông với dáng hình phốp pháp. Sau khi dọn xong chiếc kệ nhỏ và vài dụng cụ để phục vụ công việc sửa giày dép, lụi cụi nhóm bếp lửa để đun sôi nước. Đó là số nước ông Nguyễn Thanh Việt chuẩn bị cho bình nước nghĩa tình của mình trong suốt một tuần. Chia sẻ về lí do đặt bình nước miễn phí cho người đi đường, ông Việt nói:

Phát băng

Cô Nguyễn Thị Mai Xuân, chủ một cửa hàng trên đường Võ Văn Kiệt cho biết những ngày gần đây, thời tiết Sài Gòn nắng gắt, lượng người vào lấy nước tại bình trà đá miễn phí cô đặt ngay vỉa hè cũng nhiều hơn so với trước đó. Nếu trước đây, mỗi ngày cô châm tầm 1 bình 20 lít, thì giờ đây, con số ấy đã lên gấp đôi. Nói về niềm vui từ bình nước chan chứa nghĩa tình này, cô Xuân bộc bạch:

Phát băng

Còn cơ duyên để chị Nguyễn Thị Hoa, chủ một spa trên đường Trường Sa đặt bình nước miễn phí cho mọi người xuất phát từ việc: chị đã từng là người được nhận những giọt nước mát lành như thế. Năm 2014, lần đầu lên Sài Gòn xin việc, vì không biết đường, nên xuống nhầm trạm xe buýt. Trời nắng nóng, may nhờ một bình nước suối miễn phí trên đường, chị đủ sức lội bộ hơn 200 mét để quay lại điểm xin việc. Chị Hoa tâm sự, chị nhận được niềm vui rất nhiều từ hành động cho đi:

Phát băng

Giữa đường phố Sài Gòn, việc dừng chân ghé vào một quán cà phê máy lạnh, ghé vào siêu thị tiện lợi để mua một chai nước khoáng, hay ghé vào một quán cóc bên đường gọi một ly nước cam thì không phải là chuyện quá khó khăn, nhưng điều đó thật sự là vấn đề với những người lao động có thu nhập thấp.

14 giờ, cái nóng của trời nắng gắt cộng hưởng với sức nóng hầm hập từ mặt đường, khiến nhiều người dừng chân chờ đèn đỏ trong trạng thái uể oải. Có tín hiệu đèn xanh, ông Mai Văn Sáu, 60 tuổi, một tài xế xe ôm vội bật xi nhan rẽ trái, quay ngược để tạt vào lấy nước tại bình trà đặt trước cửa nhà thờ Mạc Ty Nho, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1. Nhà thờ làm thêm chòi che nắng trên bình nước, trồng giàn bí tạo khung cảnh xanh mát giữa cái nắng như đổ lửa của đường phố Sài Gòn.

Kéo vội khẩu trang, quẹt nhanh mồ hôi nhễ nhại hai bên thái dương đang chảy xuống má, ông Sáu nhanh chóng uống xong ly nước thứ 2. Cơ mặt ông dần dãn ra, ông thở dài khoan khoái. Ông Sáu nói:

Phát băng

Chiếc xe của người tài xế trung niên vừa lăn bánh, anh Nguyễn Văn Thanh đã tạt vào. Mở chiếc bình giữ nhiệt đã cạn nước, anh cho biết sáng giờ anh đã ghé vào đây lấy nước 2 lần. Những bình nước miễn phí giúp các anh em tài xế tiết kiệm được rất nhiều tiền mua nước. Anh Thanh nói vội trước khi nhấn điện thoại gọi cho khách để xác nhận đặt đơn tiếp theo:

Phát băng

Đối với những người dân lao động, những giọt nước nghĩa tình không chỉ giúp họ xua tan đi cái nóng bức của thời tiết mà còn tưới mát vào lòng họ những dòng chảy mát lành của tình người, của sự sẻ chia.

Phát chùm băng

MC 1:

Thưa quý vị,

Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng khiến nhiều người dễ đổ bệnh. Ghi nhận tại các bệnh viện ở TP.HCM, lượng bệnh nhân nhập viện tăng khoảng 20% so trước Tết do thời tiết nắng nóng, đa số liên quan đến bệnh hô hấp và tiêu hóa.

Thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe rõ nhất là gây bệnh hô hấp. Nắng nóng thúc đẩy viêm phổi, viêm phế quản, làm bùng phát các đợt cấp tính ở người bệnh mạn tính. Lý giải điều này, nhiều chuyên gia y tế cho biết, do nắng nóng khiến thân nhiệt kém đi, cơ thể dễ bị mất nước, mất điện giải. Ngoài ra, ăn uống kém do cơ thể mệt mỏi dẫn đến sức đề kháng giảm. Bệnh tim mạch, đái tháo đường chuyển nặng hơn, thúc đẩy bệnh lý hô hấp. Người lớn tuổi nhiều bệnh nền vì vậy sức khỏe kém, bệnh hô hấp chuyển nặng rất nhanh.

Nắng nóng cũng làm bùng phát các bệnh tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Trong đó, nhiều bệnh nhân xơ gan kèm tim mạch, hô hấp trở nặng. Đây là bệnh mạn tính, sức chịu đựng của bệnh nhân trong mùa nóng thường giảm, dễ đổ bệnh nặng hơn so với ngày thường. Bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nền, bị ngộ độc thực phẩm dễ nhiễm trùng nhiễm độc, thậm chí nhiễm trùng máu phải lọc máu liên tục, thở máy.

Các bác sĩ dự báo thời gian tới, khi nắng nóng cao điểm hơn, lượng bệnh nhân nhập viện sẽ tiếp tục tăng. Do đó, bác sĩ khuyến nghị mọi người uống đủ nước để tránh mất nước qua mồ hôi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao đề kháng. Tránh thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, ví dụ không từ phòng máy lạnh đột ngột ra ngoài nắng nóng mà cần phải có khoảng trung gian. Che chắn cẩn thận khi ra nắng để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia UV cũng như bảo vệ thân nhiệt, ngừa sốc nhiệt.

Chế biến, bảo quản thực phẩm cẩn thận, không ăn thức ăn ôi thiu hoặc đã hết hạn sử dụng. Nên ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì để lâu thức ăn càng dễ nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá hai giờ ở nhiệt độ thường. Đun sôi lại thức ăn thừa trước khi ăn.

Khi bị tiêu chảy hay phân có đàm nhớt hoặc máu, mệt lả, sốt cao, vã mồ hôi... phải vào viện ngay, không tự ý sử dụng kháng sinh bởi đây thường là dấu hiệu nhiễm trùng.

Đến đây, chương trình xin được khép lại. Xin chào và hẹn gặp lại quý bà con vào số phát sóng tiếp theo của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Tự động

'Mát lòng' những bình nước miễn phí trong đợt nóng nhất năm

Những ngày này, trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM, người dân trang bị những bình nước đá mát lạnh phục vụ miễn phí người đi đường dưới thời tiết nắng nóng rát mặt.

Lê Bình - Yên Nhi

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông