Mô hình 'ruộng lúa, bờ hoa' thu hút nông dân

Trước thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp kéo theo tác động xấu tới môi trường, nhiều mô hình canh tác lúa sinh thái, hữu cơ đã được áp dụng trên cả nước. Nổi bật có quy trình kỹ thuật 'canh tác lúa theo công nghệ sinh thái', hay còn gọi là mô hình 'ruộng lúa, bờ hoa' tại ĐBSCL đã thu hút nhiều nông dân tham gia và đang hình thành những cánh đồng không thuốc trừ sâu.

Lê Hoàng Vũ  | 

Mô hình 'ruộng lúa, bờ hoa' thu hút nông dân

Tự động

Những cánh đồng không thuốc trừ sâu ở miền Tây

 

Thưa quý vị và bà con!

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp Hữu cơ.

Thưa quý vị, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước. Mỗi năm vùng Châu thổ này sản xuất gần 4,2 triệu ha, với tổng sản lượng đạt khoảng 24 triệu tấn lúa, trong đó khoảng 50% cho tiêu dùng nội địa và 50% phục vụ xuất khẩu. Thời gian qua, diện tích, năng suất lúa càng ngày tăng thì việc sử dụng các loại vật tư nông nghiệp cũng tăng theo, đặc biệt là các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nông sản kém an toàn và tác động xấu đến môi trường sinh thái. Để nâng dần chất lượng lúa gạo, nhiều mô hình canh tác lúa sinh thái, hữu cơ đã được áp dụng tại vựa lúa của cả nước. Ghi nhận của Hoàng Vũ phóng viên Báo NNVN tại đồng bằng sông Cửu Long.

 

MC 2:

Thưa quý vị và bà con,

Nhiều nghiên cứu và thực tế sản xuất đã chứng minh, trong ruộng lúa, các loại ký sinh bắt mồi ăn thịt và các nấm bệnh gây hại côn trùng, hay còn gọi là thiên địch có vai trò rất quan trọng. Trong tự nhiên, thiên địch luôn kiềm hãm được sự phát triển của quần thể sâu hại, vì vậy nếu nhà nông lạm dụng thuốc hóa học sẽ phá vỡ hệ sinh thái đồng ruộng, tạo ra sự mất cân bằng sinh học thì sâu bệnh dễ phát sinh và khi dịch hại bộc phát thì nhà nông lại tăng liều thuốc hóa học khi sử dụng.

  Thời gian gần đây, được sự hỗ trợ, khuyến khích của ngành nông nghiệp, nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được triển khai thực hiện, nhằm thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân, trong đó quy trình kỹ thuật “ canh tác lúa theo công nghệ sinh thái”, hay còn gọi là mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” đã thật sự hấp dẫn nông dân, có sức lan tỏa nhanh và từng bước hình thành những cánh đồng không phun thuốc trừ sâu ở miền Tây. PGS – Tiến sĩ Lê Văn Vàng, Hiệu trưởng trường Nông nghiệp – (Trường Đại học Cần Thơ) chia sẻ.

Băng

Băng 1- PGS – Tiến sĩ Lê Văn Vàng, Hiệu trưởng trường Nông nghiệp – (Trường Đại học Cần Thơ).

MC 2:

“canh tác lúa theo công nghệ sinh thái” là một giải pháp kỹ thuật tiên tiến, nhằm tăng tính đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái trên ruộng lúa. Cũng dựa trên quy trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, nhưng nhờ kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng sẽ thu hút thiên địch, giúp nông dân quản lý tốt sâu rầy và các loại côn trùng khác, hạn chế tối đa sử dụng nông dược, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ông Nguyễn Văn Gấu ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đang canh tác hơn 6 ha lúa. Trước đây mỗi vụ, ông phải đầu tư hàng chục triệu đồng cho gần 10 cử phun thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Thế nhưng mấy năm qua, từ khi ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa theo công nghệ sinh thái, hay nhiều nông dân còn gọi là mô hình “ruộng lúa bờ hoa” thì mọi thứ đã thay đổi. Ông Nguyễn Văn Gấu cho biết:

 

Băng 2: Ông Nguyễn Văn Gấu, ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

MC 2: Không riêng gì ông Nguyễn Văn Gấu, mà hầu hết bà con tham gia canh tác lúa theo công nghệ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long đều cho rằng, khi áp dụng mô hình này, suốt một vụ lúa, nhà nông chỉ sử dụng nông dược để diệt trừ nấm bệnh khi cần thiết, còn thuốc trừ sâu, rầy thì đã được hạn chế tối đa, hoặc không sử dụng. Như hộ Ông Nguyễn Văn Két, ở xã Bình Long, huyện Châu phú, An Giang có nhiều năm áp dụng thành thạo theo kỹ thuật canh tác theo mô hình công nghệ sinh thái, ruộng lúa bờ hoa rất hiệu quả, thấy thiên địch nhiều hơn rây rầy nên tự tin không phun thuốc…Ông Két chia sẻ:

Băng 3: Ông Nguyễn Văn Két, ở xã Bình Long, huyện Châu phú, An Giang.

MC 2:

Chính hiệu quả thiết thực như vậy mà mô hình “trồng lúa theo công nghệ sinh thái” đã thật sự hấp dẫn nông dân và được nhân rộng ở các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay toàn vùng đã có trên 30 ngàn ha lúa canh tác theo mô hình này và phần lớn diện tích được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Ở các tỉnh, thành như Hậu Giang, An Giang, thành phố Cần Thơ, bà con trong mô hình còn mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để canh tác lúa theo hướng sạch, an toàn, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường nội địa và xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục Trưởng, Chi Cục trồng trọt và BVTV An Giang cho biết về vấn đề hiệu quả của việc trồng hoa trên đồng ruộng.

Băng 4: Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục Trưởng, Chi Cục trồng trọt và BVTV An Giang

MC 2

Ở nước ta, chương trình “Cộng đồng quản lý rầy nâu, sâu cuốn lá bằng công nghệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa” đã được Cục Bảo vệ Thực vật triển khai từ vụ đông xuân 2009-2010. Mô hình này được thực hiện đầu tiên tại tỉnh Tiền Giang và đến nay đã nhân rộng ra nhiều số tỉnh, thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Kỹ thuật được khuyến cáo áp dụng trong mô hình “Công nghệ sinh thái” là ngoài việc thực hiện quy trình “ 3 giảm, 3 tăng”, “ 1 phải 5 giảm”, nhà nông còn kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng. Các loại cây có hoa với nhiều màu sắc, phấn hoa và mật hoa nhằm thu hút các loài thiên địch đến cư trú, sinh sôi để tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ mùa màng và làm đẹp ruộng đồng. 

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định.

Băng 5: Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp-PTNT.

MC1:Thưa quý vị và bà con, để mô hình “công nghệ sinh thái” đạt hiệu quả, điều quan trọng đầu tiên là nhà nông phải thực hiện biện pháp quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, hay còn gọi tắt là IPM. Và kỹ thuật canh tác được ứng dụng là quy trình “1 phải 5 giảm”, tức là phải sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước và số lần bơm tưới, giảm thất thoát trong thu hoạch và sau thu hoạch. Bên cạnh đó, việc tận dụng bờ bao xung quanh ruộng lúa để trồng hoa nhằm duy trì sự ổn định bền vững giữa các đối tượng gây hại và các sinh vật có ích trên đồng ruộng. Nông nghiệp radio hy vọng rằng, từ những mô hình thiết thực này, vựa lúa ĐBSCL không những nhiều về sản lượng mà còn mang đến cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế những hạt gạo thơm ngon, sạch và an toàn.

MC 8: Bây giờ, mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập. Vì vậy, tỉnh Lào Cai đã khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư liên kết với các hộ nông dân để sản xuất một số sản phẩm theo hướng hữu cơ. Tính đến nay, toàn tỉnh có gần 5.600 ha cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ, trong đó có hơn 3.500 quế, hơn 1.140 ha chè, trên 60 ha măng, 20 ha hồng không hạt, 1,5 ha nấm. Địa phương này cũng đang tập trung quy hoạch, phát triển các ngành hàng sản xuất nông nghiệp hữu cơ hướng tới đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia và quốc tế, gồm cây quế, cây chè, cây ăn quả, rau..., đồng thời hỗ trợ hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững, kết hợp nông nghiệp với du lịch, nông nghiệp sinh thái.

MC 2:

Với tiềm năng và thực trạng phát triển Nông nghiệp của tỉnh, xác định tầm nhìn dài hạn cho ngành Nông nghiệp, và thực hiện hiệu quả các Nghị định, Đề án của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ được gắn với liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong tổng diện tích cho thu hoạch của một số cây đặc trưng có tiềm năng, lợi thế của tỉnh đạt khoảng 20-25%, tương đương gần 11.200ha. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt từ 6-7%/tổng số sản phẩm thịt bò, thịt lợn đen xuất chuồng và mật ong Bạc hà. 100% các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cấp mã vùng trồng và 100% sản phẩm được chứng nhận hữu cơ được quảng bá, bao tiêu.

MC 1:

Từ đầu năm nay, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, các thành viên trong HTX Chăn nuôi bò và Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Nga My, xã Nga My, huyện Phú Bình đã bắt đầu triển khai mô hình chăn nuôi bò thịt tuần hoàn, hữu cơ. Hiện, HTX đã có 25 thành viên và đang chăn nuôi khoảng 500 con bò với hơn 200ha diện tích trồng ngô sinh khối và cỏ voi làm thức ăn vỗ béo bò. Bước đầu, mô hình đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đã kết nối để bà con có thể tiêu thụ được sản phẩm phân hữu cơ với các mô hình trồng trọt khác như trồng lúa, rau, chè cũng như cây ăn quả khác trên địa bàn tỉnh.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

          Lê Hoàng Vũ (thực hiện)

Tự động

Mô hình 'ruộng lúa, bờ hoa' thu hút nông dân

Trước thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp kéo theo tác động xấu tới môi trường, nhiều mô hình canh tác lúa sinh thái, hữu cơ đã được áp dụng trên cả nước. Nổi bật có quy trình kỹ thuật 'canh tác lúa theo công nghệ sinh thái', hay còn gọi là mô hình 'ruộng lúa, bờ hoa' tại ĐBSCL đã thu hút nhiều nông dân tham gia và đang hình thành những cánh đồng không thuốc trừ sâu.

Lê Hoàng Vũ

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời sự

Hôm nay, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng thứ 4 liên tiếp với mức nhiệt nhiều nơi vượt 41 - 42 độ. Riêng miền Bắc từ đêm có mưa.

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa