Mô hình sinh kế hữu cơ “3 trong 1” giữa lòng thành phố

Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng hữu cơ; Đẩy mạnh hợp tác phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ;Sản xuất hữu cơ – cuộc cách mạng mới của ngành nông nghiệp; Lâm Đồng: Nhiều triển vọng phát triển sản phẩm hữu cơ

Xuân Hào  | 

Mô hình sinh kế hữu cơ “3 trong 1” giữa lòng thành phố

Tự động
  • Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng hữu cơ

Chính phủ vừa có có quyết định phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu của Chương trình là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững. Chương trình phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương.

Quỳnh Anh

  • Đẩy mạnh hợp tác phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ

Tây Nguyên đang từng bước phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá trọng điểm của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, quy mô nhỏ, năng suất thấp, khả năng liên kết, ứng dụng công nghệ cao còn yếu nên phát triển nông nghiệp tại đây còn nhiều rủi ro, thiếu tính bền vững. Để khắc phục những hạn chế này, bà Phùng Thị Kim Huệ, Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên nhận định, nông nghiệp hữu cơ rất cần thiết để đảm bảo sự bền vững của ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế của nông dân. Tuy nhiên để đảm bảo được điều này thì còn nhiều việc phải làm như: Chuyển giao công nghệ, hướng dẫn thực hành nông nghiệp xanh cho nông dân.

Tuấn Anh

  • Sản xuất hữu cơ – cuộc cách mạng mới của ngành nông nghiệp

Nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc giữ vị trí quan trọng và luôn cần sự hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đảm bảo an sinh xã hội. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là điều địa phương này đã lựa chọn để phát triển bền vững. Những chính sách đồng bộ, hỗ trợ trực tiếp người dân thay đổi tư duy thực sự đã tạo nên cuộc cách mạng mới về sản xuất nông nghiệp ngày càng rộng khắp ở Vĩnh Phúc. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, tất cả các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đều chứng minh được hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, xã hội, môi trường, ổn định đời sống cho bà con nhân dân.

Hoàng Anh

  • Lâm Đồng: Nhiều triển vọng phát triển sản phẩm hữu cơ

Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng và triển khai thực hiện đề án hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 1.300 ha đất sản xuất trồng trọt được cấp giấy chứng nhận, trên 1.000 con bò sữa đạt chứng nhận hữu cơ và còn nhiều sản phẩm có triển vọng phát triển theo hướng hữu cơ. Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, toàn tỉnh đang phát triển gần 140 ha đồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi khoảng 2.000 con bò sữa, tổng sản lượng khoảng 5.200 tấn sữa đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu. Ngoài ra còn nhiều diện tích các loại cây rau, củ, quả, cà phê, cây ăn quả, lúa, chè, cây đặc sản của các tổ chức, cá nhân đang tiến hành chuyển đổi, đề xuất cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới.

Kim Anh

  • Tập trung trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ

Thời gian qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp nhân rộng các mô hình, thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX đầu tư ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn. Ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mai Sơn cho biết, theo kế hoạch đến năm 2025, huyện Mai Sơn phấn đấu nâng tổng diện tích cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn đạt 2.700 ha. Huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của sản xuất hữu cơ; tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn chứng nhận; có chính sách hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp, HTX và người dân có nhu cầu sản xuất hữu cơ đầu tư vào sản xuất.

Phạm Hiếu

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất cho người nông dân là hướng đi đang được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh lựa chọn, trong đó có TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần trồng lúa theo hướng hữu cơ thì thu nhập sẽ không cao hơn nhiều so với trồng lúa truyền thống. Để tạo sự khác biệt, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, cuối năm 2021 HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật, xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình sinh kế “3 trong 1” và bước đầu mang đến những kết quả đáng mừng. Phóng sự của Thanh Nga, phóng viên Nông nghiệp radio thường trú tại Hà Tĩnh.

#Nhạc nền

MC 2:

Hơn 1 năm về trước, cánh đồng lúa mướt mát nơi chúng tôi đang đứng là một vũng sình lầy, khó sản xuất, thậm chí một số diện tích phải bỏ hoang vì gieo cấy không hiệu quả. Sau khi ngỏ ý thuê đất và nhận được sự ủng hộ của bà con nơi đây, HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật đã đầu tư xây dựng mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá, tôm và kinh doanh du lịch sinh thái. Mô hình sinh kế “3 trong 1” do anh Nguyễn Hữu Quyền, giám đốc HTX Liên Nhật khởi xướng đã từng bước đem đến nhiều giá trị hơn cho những cánh đồng vốn chỉ bỏ hoang của TP. Hà Tĩnh.

Anh Nguyễn Hữu Quyền, giám đốc HTX chia sẻ, việc tay ngang từ một chủ thầu xây dựng chuyển hướng sang đầu tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ là điều anh đã ấp ủ từ nhiều năm trước. Trước thực trạng sản xuất khó khăn trên địa bàn TP, được sự định hướng và khuyến khích từ phía chính quyền địa phương, anh đã tìm hiểu và mạnh dạn đầu tư mô hình sinh kế “3 trong 1” với mong muốn tạo ra nguồn lợi nhiều hơn cho bà con so với cách sản xuất thông thường.

[Băng anh Nguyễn Hữu Quyền 1]

MC 2:

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn ở thôn Liên Nhật được khai sinh từ Nghị quyết số 15 của HĐND thành phố Hà Tĩnh, ban hành ngày 14/8/2021. Mô hình này được UBND thành phố Hà Tĩnh hỗ trợ về tích tụ đất đai; hỗ trợ cây giống, con giống và khoa học kỹ thuật. Anh Quyền cho biết thêm, ngay từ vụ sản xuất đầu tiên mô hình đã đem lại những tín hiệu khả quan.

[Băng anh Nguyễn Hữu Quyền 2]

MC 2:

Vốn là người định hướng, đồng hành, cầm tay chỉ việc từ đầu đến cuối mô hình, ông Trần Quang Hưng, Trưởng phòng Kinh tế UBND thành phố Hà Tĩnh còn vui hơn cả giám đốc hợp tác xã khi tận tay lội xuống ruộng bắt từng con cá, đem từng cân gạo về sử dụng. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hưng, do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch rất lớn trong khi mô hình đang ở mức sơ khai nên nguồn hàng mà HTX Liên Nhật sản xuất ra vẫn chưa đủ để cung ứng cho thị trường.

[Băng ông Trần Quang Hưng]

MC 2:

Để tạo ra những sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, ông Trần Quang Hưng chia sẻ, lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh sẽ luôn đồng hành cùng với các xã phường và người nông dân trong việc nhân rộng mô hình theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ. Trước mắt sẽ tập trung mở rộng tại xã Thạch Hạ lên diện tích khoảng 10 ha, sau đó nhân lên ở các địa bàn khác với các mô hình kết hợp giữa lúa – cá, lúa – rươi, lúa – rạm.

Những thành công bước đầu của mô hình sinh kế “3 trong 1” ở xã Thạch Hạ không chỉ ghi điểm với chính quyền thành phố Hà Tĩnh mà còn được ngành chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao. Theo ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ là xu thế tất yếu và mô hình sinh kế “3 trong 1” như HTX Liên Nhật đang thực hiện cần phải được quan tâm nhân rộng trong thời gian tới.

[Băng ông Nguyễn Hữu Ngọc]

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, mô hình sinh kế “3 trong 1” phát triển theo hướng tuần hoàn, hữu cơ đã mở ra hướng đi mới cho hoạt động nông nghiệp của TP. Hà Tĩnh, nâng cao giá trị sản xuất cho bà con nông dân. Với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp cùng quyết tâm của HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật, chúng ta tin rằng mô hình nông nghiệp tuần hoàn này sẽ tiếp tục tận dụng kết hợp với bảo vệ tốt mọi giá trị của diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn TP. Hà Tĩnh, giúp đời sống nơi đây ngày càng phát triển và trong tương lai sẽ lan tỏa đến nhiều địa phương khác trong toàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tự động

Mô hình sinh kế hữu cơ “3 trong 1” giữa lòng thành phố

Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng hữu cơ; Đẩy mạnh hợp tác phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ;Sản xuất hữu cơ – cuộc cách mạng mới của ngành nông nghiệp; Lâm Đồng: Nhiều triển vọng phát triển sản phẩm hữu cơ

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã