Đã nhận diện đúng đối tượng, địa bàn trong chống buôn lậu động vật; Giá lúa đông xuân sớm giảm, thương lái bẻ cọc; Ứng phó thời tiết cực đoan dịp Tết Nguyên đán.
Ngành chăn nuôi đạt nhiều thành tựu trong năm 2022
Ngành chăn nuôi đạt nhiều thành tựu trong năm 2022; Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Quảng Huế; Nhiều công trình kè tạm giải cứu đất, rừng phòng hộ; Quảng Bình chú trọng phát triển mô hình sản xuất muối sạch.
Xuân Hào | 09:03 26/12/2022
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã dự và Phát biểu tại Hội nghị phát triển chăn nuôi trong tình hình mới tại tỉnh Hà Giang.
Thứ trưởng nhấn mạnh, năm 2022, Việt Nam đã khống chế cơ bản dịch cúm gia cầm và là quốc gia đầu tiên công bố vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, xây dựng được vùng nguyên liệu đảm bảo an toàn dịch bệnh, nhiều sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang các thị trường lớn. Năm 2022, ngành chăn nuôi cơ bản phát triển ổn định. Thứ trưởng tin rằng, với quy mô, giá trị hơn 25% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi trong những năm tới sẽ còn cao hơn.
Đào Thanh
- Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Quảng Huế
Trong những đợt mưa lũ vừa qua, bờ sông Quảng Huế qua địa phận thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã bị sạt lở ăn sâu vào bờ, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cửa, đất đai của người dân địa phương. Theo ghi nhận tại địa phương, hiện nay, bờ sông đã bị sạt lở gần 400m, ăn sâu hàng chục mét vào trong bờ. Những điểm sạt lở tạo thành bờ vực hơn 2m, là mối nguy hiểm đe dọa đến nhà cửa, đất sản xuất của người dân thôn Phú Nghĩa. Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan theo dõi thường xuyên tại hiện trường về tình hình sạt lở, kịp thời có biện pháp ứng phó.
Lê Khánh
- Nhiều công trình kè tạm giải cứu đất, rừng phòng hộ
Trung bình mỗi năm, tỉnh Cà Mau mất khoảng 400ha đất và rừng phòng hộ ven biển do sạt lở. Bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương trong việc đầu từ các công trình kiên cố, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp ứng phó tạm thời tại các điểm sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, "kè đá khan" được đánh giá là một trong những bờ kè tạm chống sạt lở hiệu quả hiện nay. Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, mô hình kè đá khan được ngành chức năng địa phương triển khai từ năm 2020 đến nay, ưu điểm của mô hình này là chi phí thấp, thi công nhanh ứng phó với sạt lở khẩn cấp. Qua thực tế quan trắc, tại những vị trí triển khai kè chưa ghi nhận cây rừng bị chết do tác động của sóng biển, bảo vệ an toàn đai rừng phòng hộ phía bên trong, góp phần bảo vệ an toàn đê biển.
Trọng Linh
- Quảng Bình chú trọng phát triển mô hình sản xuất muối sạch
UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vùng sản xuất muối của tỉnh tập trung ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, đây là địa phương có nghề làm muối truyền thống lâu đời. Thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ tập trung hướng dẫn hỗ trợ mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm muối; nghiên cứu sản xuất chế biến muối sạch, muối kết tinh trên nền vật liệu mới, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với khí hậu và phương thức sản xuất muối tại địa phương. Quảng Bình cũng dự kiến nhu cầu vốn để xây dựng các hạng mục phát triển sản xuất muối đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh là khoảng trên 20 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu phát triển quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Võ Dũng
- Bà con Bắc Hà ra quân thu hoạch cây dược liệu Cát cánh
Tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi tháng 12 này, bà con nông dân người Mông các xã khu vực thượng huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai bắt đầu thu hoạch cây dược liệu Cát cánh. Vụ Đông Xuân 2021- 2022, huyện Bắc Hà trồng hơn 60ha cây Cát cánh. Sau 1 năm gieo trồng, cây đã đến khung thời vụ thu hoạch. Vụ này, các diện tích cây Cát cánh phát triển tốt, dự kiến vụ thu hoạch sẽ kết thúc vào đầu tháng 1/2023. Được biết, cây Cát cánh có giá trị kinh tế cao, rễ tươi có giá trung bình 20.000 đồng/kg, rễ cây phơi khô có giá bán lên tới 250.000 – 300.000 đồng/kg. Rễ Cát cánh là thảo dược quý trong y học, dùng để chữa các bệnh như phế ung, viêm họng, ho suyễn, thải độc…
Quỳnh Anh
- Người dân Nghệ An trúng đậm mùa quả cọ
Những ngày này, người dân các huyện miền núi ở Nghệ An đang bắt đầu thu hoạch quả cọ. Năm nay, cọ được mùa, sai quả, bán chạy, người trồng cọ rất phấn khởi. Theo người dân địa phương, năm nay, những cây cọ tốt cho 7 - 8 buồng, thậm chí hơn. Mỗi buồng nặng từ 8 - 12kg, hàng trăm quả. Giá cọ bán lẻ hiện nay khoảng 10.000 đồng/kg. Nhiều lái buôn đến từng nhà đi mua cọ, thu gom quả cọ đưa về miền xuôi để bán. Kênh bán hàng online cũng góp phần tiêu thụ nhanh quả cọ ở các huyện.
Thanh Nga
- Nông dân có thêm thu nhập nhờ tận dụng lợi thế từ rơm
Những năm gần đây, nhiều lao động tại Cần Thơ có cơ hội nâng cao thu nhập khi tham gia vào quá trình trồng, thu hoạch, mua bán nấm rơm. Theo đó, mỗi vụ trồng nấm rơm kéo dài khoảng 1 tháng, mỗi cuộn rơm khi chất nấm rơm có thể cho thu hoạch 1,5-2kg. Nếu giá nấm rơm giữ ở mức từ 50.000-60.000 đồng/kg, người dân có nguồn thu khá cao. Rơm sau khi chất nấm còn được phơi khô để sử dụng làm phân hữu cơ, bón cho rau màu, hoa kiểng và nhiều loại cây trồng. Giá rơm sau chất nấm hiện ở mức khoảng 100.000 đồng/bao 40kg. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ và các đơn vị có liên quan, hiện nhiều nông dân đã sử dụng rơm kết hợp cùng các phế phụ phẩm khác trong trồng trọt và chăn nuôi để làm ra sản phẩm phân bón hữu cơ tổng hợp, sau đó đóng gói thành bao hoặc gói để bán ra thị trường.
Văn Vũ
- Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã nông nghiệp 250 triệu đồng/năm
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 18 HTX nông nghiệp thành lập mới, nâng tổng số HTX nông nghiệp trên tỉnh lên 113, với trên 3.400 thành viên. Tổng vốn điều lệ của của các HTX gần 250 tỷ đồng. Doanh thu bình quân của HTX là khoảng 3 tỷ đồng/HTX, trong đó lợi nhuận bình quân của HTX khoảng 250 triệu đồng/HTX. Trong năm qua, các HTX đã phát huy vai trò trong việc hỗ trợ thúc đẩy liên kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên cũng như tạo việc làm cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và thành viên của HTX.
Minh Đảm
Nhạc cắt
Thưa quý vị và bà con, để từng bước tập trung cho chuyển đổi cây trồng theo hướng sản xuất lớn, nâng cao năng suất, chuỗi giá trị. Tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng hạ tầng, giao thông thủy lợi, tích cực vận động bà con nông dân tạo vờn cỏi kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây ăn quả đặc sản có hiệu quả kinh tế cao, các giống cây ngon như: Sầu riêng ri 6, bưởi năm roi, bưởi da xanh, nhã tiêu da bò, mặn An Phước, vú sữa tím, thanh nhãn, măng cụt…được người tiêu dùng ưa chuộng.
PB1:
Cùng với hệ thống giao thông thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng như: Mỹ Tú, Long Phú, Cù Lao Dung, TX Ngã Năm, TX Vĩnh Châu…vốn không có thế mạnh về kinh tế trồng cây ăn trái, cũng đã cải tạo đất lúa, mía kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây ăn trái. Đặc biệt ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã dựa vào điểm thích nghi thổ nhưỡng để phân vùng sản xuất cho từng chủng loại cây ăn trái, nhằm tạo ra sản lượng lớn, xóa dần tập quán canh tác nhỏ lẻ như trước đây.
Cụ thể, cây vú sữa được ưu tiên trồng riêng ở huyện Kế Sách; nhãn được trồng riêng tại huyện Cù Lao Dung; huyện Mỹ Tú thì trồng cam sành, cam xoàn; mãng cầu gai được trồng ở TX Ngã Năm…đến nay toàn tỉnh Sóc Trăng đã hình thành được 17 vùng trồng cây ăn trái tập trung.
PB2:
Trọng Linh
Ngành chăn nuôi đạt nhiều thành tựu trong năm 2022
Ngành chăn nuôi đạt nhiều thành tựu trong năm 2022; Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Quảng Huế; Nhiều công trình kè tạm giải cứu đất, rừng phòng hộ; Quảng Bình chú trọng phát triển mô hình sản xuất muối sạch.
Xuân Hào
Các chương trình
Hôm nay, thời tiết trên cả nước mang những đặc trưng rõ rệt của mùa đông phương Bắc và sự ấm áp ở miền Nam.