Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.
Ngành thủy sản đã nắm được thời cơ trong thách thức
Tập đoàn Điện lực Việt Nam xả 4,9 tỷ m³ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; Kon Tum chấn chỉnh việc lợi dụng thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Xuân Hào | 08:57 05/01/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN vừa cho biết, Bộ NN-PTNT và EVN đã làm việc và thống nhất lịch xả nước từ các hồ chứa thủy điện ở miền Bắc để phục vụ hoạt động gieo trồng vụ đông xuân năm 2023 vùng trung du và Đồng bằng sông Hồng. Thời gian lấy nước sẽ gồm 2 đợt với tổng cộng 12 ngày như đã thông báo trước đây. Để cân đối giữa mục tiêu tích nước phục vụ hoạt động sản xuất và cung ứng điện cho mùa khô năm 2023, EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thực hiện điều tiết nước các hồ thủy điện và vận hành hệ thống hợp lý. EVN dự kiến sắp tới xả khoảng 4,9 tỷ m³ xuống hạ du từ các hồ thủy điện phía Bắc.
Phạm Hiếu
- Kon Tum chấn chỉnh việc lợi dụng thương hiệu sâm Ngọc Linh
Mới đây, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo, hủy bỏ xác nhận đối với Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum về nội dung sản xuất giống, trồng, bảo vệ, bảo tồn và khai thác sâm Ngọc Linh tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông được cấp vào ngày 30/5/2022. Đồng thời, đề nghị các cá nhân ký giấy xác nhận trên báo cáo giải trình và kiểm điểm trách nhiệm liên quan vì có nội dung chưa chính xác. Thực tế, cách đây hơn 1 tháng, công ty này mới được UBND tỉnh Kon Tum cho chủ trương đưa cây nuôi cấy mô thí điểm ra ngoài tự nhiên. Việc hủy bỏ xác nhận nhằm mục đích chấn chỉnh các cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng Quốc bảo sâm Ngọc Linh để lừa dối người tiêu dùng.
Tuấn Anh
- Vựa trồng lá dong lớn nhất Hà Tĩnh vắng người mua
Xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ được mệnh danh là vựa trồng lá dong lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Theo người dân địa phương, đầu tháng 12 Âm lịch tới những ngày cận Tết là “thời điểm vàng” thu hoạch chính lá dong. Thế nhưng, năm nay, lượng người đặt mua lá gói bánh chưng còn rất ít. Lá dong năm nay đẹp, bản to, ít sâu bệnh hơn các năm trước song đến nay chỉ mới khách quen đặt hàng. Với mỗi bó 100 lá, sẽ được bán với giá bán 35.000-60.000 đồng. Lãnh đạo UBND xã Quang Vĩnh cho biết, ngoài sản xuất nông nghiệp, trồng lá dong còn mang lại thêm phần thu nhập cho người dân địa phương.
Thanh Nga
- Hoa đào “nở rộ” trên nương, đồi Sơn La
Những năm gần đây, cây đào đã mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tại tỉnh Sơn La. Nhờ trồng đào, nhiều hộ dân đã có thu nhập từ 150 triệu - 300 triệu đồng/năm. Hiện nay, diện tích trồng cây đào trên địa bàn tỉnh Sơn La có khoảng hơn 5.000 ha, chủ yếu do đồng bào các dân tộc ở vùng cao, vùng khó khăn trồng trên nương, đồi và vườn nhà. Hàng năm, trước Tết Nguyên đán hơn một tháng, người dân bắt đầu bán những gốc đào to, đẹp, có tuổi đời trên 5 năm cho các thương lái tại các tỉnh miền xuôi để về xử lý, lai ghép cho ra hoa phục vụ thị trường. Còn đào cành chơi Tết sẽ được người dân bán từ đầu tháng 12 Âm lịch, nhộn nhịp, sôi nổi nhất là từ mùng 10 - 25 Âm lịch.
Quỳnh Anh
- Nuôi cá lóc luân canh tránh tình trạng cung vượt cầu
Những ngày này, nông dân nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh đang vào kỳ thu hoạch tập trung cuối mùa vụ năm 2022 và rất phấn khởi vì giá cá thương phẩm đang ở mức cao. Hiện giá thu mua cá lóc dao động từ 45.000 - 48.000 đồng/kg. Với mức giá thương phẩm hiện tại, người nuôi có lãi bình quân khoảng 13.000 – 15.000đồng/kg, tương đương 40 – 50 triệu đồng/1.000 m2 mặt nước. Theo đại diện Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch sản lượng cá lóc ước đạt gần 52.000 tấn. Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh đang tăng cường việc khuyến cáo nông dân nuôi cá lóc thả con giống luân canh để giảm thu hoạch tập trung, hạn chế được tình trạng cung vượt cầu bị rớt giá.
Trọng Linh
Nhạc chuyển
Thưa quý vị và bà con, năm 2022, nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện tốt vai trò bệ đỡ của nền kinh tế nước nhà. Riêng đối với ngành thủy sản, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn chung, song ngành thủy sản Việt Nam liên tục đón nhận những tin vui về xuất khẩu với những con số kỷ lục. Nhìn lại hành trình năm 2022, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, 2022 ngành thủy sản gặp đã rất nhiều khó khăn, áp lực. Tuy nhiên trong thách thức cũng có thời cơ và chúng ta đã giảm được áp lực của thách thức, tận dụng tốt thời cơ. Vậy, thời cơ trong thách thức của lĩnh vực thủy sản năm 2022 là gì? Mời quý vị cùng đến với chia sẻ của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến.
Quang Linh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 5/1/2023
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan, tham dự Kỳ họp Quốc hội.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội thảo đánh giá triển vọng phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Tây Nguyên. Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch công tác năm 2023 của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp Dự thảo Nghị quyết Ban cán sự về công tác đào tạo.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Hội thảo về Đề xuất dự án Chống chịu khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL (MERIT-WB11). Sau đó, Họp Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2022 và Triển khai kế hoạch năm 2023 của Ban 10.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe Báo cáo về đề xuất của cơ quan CITES (VB 114/CTVN). Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2022, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2023 của CPO Lâm nghiệp.
Quỳnh Anh
Ngành thủy sản đã nắm được thời cơ trong thách thức
Tập đoàn Điện lực Việt Nam xả 4,9 tỷ m³ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; Kon Tum chấn chỉnh việc lợi dụng thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Xuân Hào
Các chương trình
Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.