Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.
Ngành thủy sản sẽ khoác 'chiếc áo màu xanh'
Hợp tác phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể; Hơn 800 lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn; Doanh thu lúa đông xuân tại Tiền Giang đạt bình quân 30 triệu đồng/ha.
Quỳnh Anh | 06:36 03/03/2023
hôm qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ NN-PTNT và Cục Phát triển hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác về các nội dung phát triển HTX, kinh tế tập thể, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật về Hợp tác xã, kinh tế tập thể; Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình HTX hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, trong hành trình tái cơ cấu nông nghiệp, công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự hình thành các HTX và tư vấn cho HTX hoạt động hiệu quả. Biên bản ghi nhớ lần này sẽ là cơ hội, là nền tảng để Cục Phát triển hợp tác xã và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đạt được nhiều thành công hơn nữa trong phát triển HTX, kinh tế tập thể.
Quỳnh Anh
- Hơn 800 lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên – Huế, đến ngày đầu tháng 3, đã có hơn 800ha lúa đông xuân niên vụ 2022 – 2023 của tỉnh bị nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 10%, cục bộ có nơi tỷ lệ nhiễm lên đến 30 - 50%. Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng của thời tiết cũng như cách chăm chưa đúng kỹ thuật của nông dân. Trước tình hình đó, để quản lý tốt, phòng trừ bệnh đạo ôn lá kịp thời, hiệu quả, hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng và gây hại nặng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị các địa phương, đơn vị chức năng tập trung bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi diễn biến thời tiết, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đồng ruộng.
Công Điền
- Doanh thu lúa đông xuân tại Tiền Giang đạt bình quân 30 triệu đồng/ha
Còn tại Tiền Giang, hiện nay, bà con đã thu hoạch đầu vụ được một phần lúa Đông Xuân 2022 - 2023, năng suất và sản lượng đều cao. Trà lúa còn lại đang bắt đầu chín rộ và địa phương đang khẩn trương thu hoạch nhanh gọn trong những ngày tới. Vụ này, nông dân Tiền Giang phấn khởi bởi trúng mùa, trúng giá, việc tiêu thụ lúa hàng hóa đầu vụ khá thuận lợi. Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, giá lúa đầu vụ tăng hơn so với vụ Đông Xuân năm trước, tùy giống. Nông dân có được doanh thu tốt, bình quân đạt 30 triệu đồng/ha.
- Xóa bỏ tập quán chăn nuôi gia súc tại nhà
Chăn thả, nuôi nhốt trâu, bò xung quanh nơi ở là tập quán lâu đời của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lộc Ninh nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. Tuy nhiên, với quyết tâm cải thiện môi trường sống, hướng đến xây dựng, tạo mỹ quan cho vùng nông thôn, thời gian qua, huyện Lộc Ninh đã tập trung tuyên truyền, hỗ trợ nguồn lực, triển khai di dời chuồng trại ra xa nơi ở, khu dân cư trong vùng đồng bào DTTS. Từ cuối năm 2021 đến nay, qua quá trình tuyên truyền, vận động, 910 chuồng trại chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện đã được di dời với tổng đàn gần 4.600 con. Tổng kinh phí cho công tác di dời là hơn 2 tỷ đồng.
Trần Trung
- Chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn mang lại nhiều giá trị
Trong bối cảnh quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp khó mở rộng, tỉnh Yên Bái đang tập trung phát triển trồng rừng gỗ lớn. Đây được xác định là hướng đi mới giải quyết sinh kế, nâng cao đời sống của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu của địa phương. Theo đó, trồng, chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tiết kiệm cây giống, giảm chi phí trồng, chăm sóc mà còn giảm sâu bệnh, hạn chế suy thoái đất và bảo vệ môi trường rừng. So với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng trồng cây gỗ lớn cao hơn nhiều lần. Chỉ tính riêng với cây keo, khai thác ở năm thứ 5 - 6 chỉ có thể bán làm dăm gỗ, bóc lấy ván… giá trị chỉ đạt khoảng 60 - 80 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ 10 - 12 triệu đồng/ha/năm.
Nguyễn Tuấn Anh
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, với cốt lõi của ngành nuôi trồng thủy sản là sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại, coi bảo vệ môi trường là tiêu chí quan trọng, thời gian qua, Vương Quốc Na Uy đã dành nhiều quan tâm, hỗ trợ cho ngành thủy sản Việt Nam, từ xây dựng khung pháp lý đến những hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao năng lực… Vừa qua, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Na Uy, ông Erling Rimestad, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến một lần nữa đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước, đồng thời, Thứ trưởng chia sẻ về mục tiêu phát triển thủy sản bền vững của Việt nam và có những gợi mở với nước bạn về chiến lược hợp tác trong thời gian tới.
Băng:
Phạm Hiếu
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 3/3/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Họp thường kỳ Chính phủ tháng 2.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị Bàn giải pháp phát triển ngành tôm năm 2023.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn. Sau đó, họp triển khai cấp mã số vùng trồng cho các hợp tác xã có vùng nguyên liệu đạt chuẩn.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp tục chuyến công tác tại ĐBSCL và TP.HCM. Sau đó, nghe báo cáo dự án hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam QL1A.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm việc với tỉnh Quảng Nam về công tác vảo vệ và phát triển rừng.
Quỳnh Anh
Ngành thủy sản sẽ khoác 'chiếc áo màu xanh'
Hợp tác phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể; Hơn 800 lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn; Doanh thu lúa đông xuân tại Tiền Giang đạt bình quân 30 triệu đồng/ha.
Quỳnh Anh
Các chương trình
Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nên bà con cần chú ý giữ ấm để bảo vệ sức khỏe.