Nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải sát với nhu cầu của nông dân

Nghiên cứu khoa học phải đáp ứng nhu cầu của nông dân; Việt Nam chỉ có 0,17% diện tích biển được quản lý, bảo tồn; Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng hơn 40 lần.

Xuân Hào  | 

Nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải sát với nhu cầu của nông dân

Tự động

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc họp xây dựng Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngành NN-PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mục tiêu cao nhất của khoa học công nghệ là các sản phẩm nghiên cứu khoa học phải đến được với thị trường. Bộ trưởng cũng cho rằng, từ những sáng kiến, ý tưởng nhỏ của bất kì ai, người dân, doanh nghiệp hay cán bộ cơ sở, cán bộ Trung ương, với hàm lượng kiến thức sẵn có, hoàn toàn có thể chuẩn hóa thành những đề tài nghiên cứu khoa học nhưng trên hết, đề tài nghiên cứu khoa học phải đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị trong phần sau của chương trình.

Phạm Hiếu

  • Việt Nam chỉ có 0,17% diện tích biển được quản lý, bảo tồn

Hôm qua, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp tăng cường công tác quản lý các khu bảo tồn biển, ven biển Việt Nam. Đại diện Tổng cục Thủy sản thông tin, cả nước hiện có 11 khu bảo tồn biển. Tổng diện tích các khu bảo tồn biển được bảo tồn và quản lý là gần 175.000 ha, chỉ chiếm khoảng 0,17% diện tích vùng biển Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành kinh tế biển nói chung và ngành Thủy sản nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như ô nhiễm môi trường và suy thoái các hệ sinh thái biển. Vì vậy, nếu không làm tốt công tác bảo tồn biển, sẽ không thể có nguồn lợi thuỷ sản và khai thác cá bền vững.

Minh Phúc

  • Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng hơn 40 lần

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, Bộ NN-PTNT, trong tháng 10/2022, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đạt 90,7 triệu USD.  Đáng chú ý, Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn sầu riêng của Việt Nam sau khi nghị định thư được ký kết. Chỉ trong tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta sang Trung Quốc đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 40 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng chưa từng có trong lịch sử ngành sầu riêng Việt Nam. Trong tháng 10, sầu riêng đã vượt qua thanh long, trở thành mặt hàng rau quả có giá trị lớn nhất khi xuất khẩu sang thị trường gần 1,5 tỷ dân này.

Quỳnh Anh

  • Nông dân trồng kiệu lãi lớn

Vụ vừa qua, toàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã gieo trồng trên 100ha kiệu. Thời điểm này, đang trong đợt thu hoạch, sản lượng bình quân đạt từ 4 tấn củ kiệu tươi/1.000m2 và trên 2 tấn củ kiệu khô để làm giống/1.000m2. Củ kiệu được nhiều thương lái đến tận nơi thu mua với giá từ 17.000 - 25.000đ/kg tươi và 50.000đ/kg củ kiệu giống. So với cùng kỳ năm ngoái, giá bán tăng từ 5.000 - 7.000đ/kg kiệu tươi và tăng từ 10.000đ/kg kiệu giống nên đa số người trồng kiệu ở huyện Tam Nông đều có lợi nhuận cao. Với giá bán giá như hiện nay, sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư, công phơi và chăm sóc, nông dân có lãi từ 170 đến trên 200 triệu đồng/ha kiệu.

Trần Trọng Trung

  • Phát triển dừa Bến Tre thành sản phẩm hàng hóa
Hiện, Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất nước ta với khoảng 77.000 ha, tương đương hơn 40% diện tích dừa cả nước. Theo thống kê, khoảng 2/3 số hộ dân tại Bến Tre đang trồng dừa và tạo ra trên 200 sản phẩm từ cây dừa.Với lợi thế sẵn có, tỉnh đặt mục tiêu ngành dừa đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD vào năm 2025. Để hiện thực điều này, đại diện UBND Bến Tre cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến dừa. Đây là biện pháp tỉnh định hướng để hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình trồng dừa hiệu quả, tăng cường liên kết trồng dừa gắn kết với bao tiêu.

Bảo Thắng

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, như đã thông tin ở phần đầu chương trình, chiều qua Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc họp xây dựng Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngành NN-PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu ra những bài học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế giới và cho rằng, mục tiêu cao nhất của khoa học công nghệ là các sản phẩm nghiên cứu khoa học phải đến được với thị trường. Đặc biệt hơn, Tư lệnh ngành nông nghiệp tiếp tục nhấn mạnh vai trò trung tâm của người nông dân và khẳng định rằng, mọi hoạt động của ngành nông nghiệp, trong đó có nghiên cứu khoa học phải xoay quanh người nông dân. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời quý vị và bà con cùng đến với những chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 22/12/2022.

  Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch. Làm việc với Ban Tổ chức Trung ương về báo cáo công tác cán bộ. Sau đó, Họp Ban cán sự Đảng.

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Làm việc với Ban Tổ chức Trung ương về báo cáo công tác cán bộ. Sau đó, họp Ban cán sự Đảng.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Họp tổng kết năm 2022 Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn. Họp tổng kết năm 2022 Văn phòng điều phối nông thôn mới. Làm việc với Ban Tổ chức Trung ương về báo cáo công tác cán bộ. Sau đó, họp Ban cán sự Đảng.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị tiếp tục tham gia đoàn công tác của Chủ tịch nước.

Quỳnh Anh

Tự động

Nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải sát với nhu cầu của nông dân

Nghiên cứu khoa học phải đáp ứng nhu cầu của nông dân; Việt Nam chỉ có 0,17% diện tích biển được quản lý, bảo tồn; Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng hơn 40 lần.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ