Người dân trồng thanh long cần phải thay đổi như thế nào?

Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 2/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra và yêu cầu phải thay đổi đối với người dân trồng thanh long để đáp ứng được thị trường nhập khẩu.

Nông nghiệp Radio  | 08:39 02/03/2022

Người dân trồng thanh long cần phải thay đổi như thế nào?

Tự động

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 2/3/2022 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, thanh long của nước ta hiện nay được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Nhưng trước những yêu cầu khắt khe của thị trường này, đòi hỏi bà con trồng thanh long phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ông Lê Thanh Tùng – Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT sẽ cho cho bà con trồng thanh long và doanh nghiệp xuất khẩu biết, chúng ta cần phải thay đổi như thế nào.

Bản tin phát thanh nông nghiệp 24h hôm nay 2/3

Dưới đây là những tin tức vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

1.Tin tức xuất - nhập khẩu hàng nông, lâm thủy sản

Theo Bộ NN-PTNT, 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 14,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt khoảng 8,0 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kì năm trước; nhập khẩu ước trên 6,2 tỷ USD, tăng 10,0%; xuất siêu gần 1,8 tỷ USD, tăng 86,7% so với cùng kì năm trước.

Tháng 2/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 3,3 tỷ USD, tăng 21,8% so với tháng 2/2021 nhưng giảm 31,4% so với tháng 1/2022. Lũy kế 2 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 8,0 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kì năm trước.

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 10,2%; sản phẩm chăn nuôi đạt 54,1 triệu USD, giảm 3,5%; thủy sản đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 47,2%; lâm sản chính đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 17,0%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 367 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kì năm trước.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 39,5% thị phần), châu Mỹ (30,8%), châu Âu (13,9%), châu Đại Dương (1,9%), châu Phi (1,3%). Thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất là Hoa Kỳ, đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 28,2% thị phần).

2.Tin tức chiến sự Nga - Ukaine mới nhất

Trả lời câu hỏi của Nongnghiep24h, xung đột Nga- Ukraine tác động như thế nào đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết: Hiện nay, Nga vẫn chưa phải là thị trường quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Nga chỉ đạt 164 triệu USD, chiếm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tháng 1/2022, xuất khẩu thủy sản sang Nga là 17 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang Ukraina còn khiêm tốn hơn nữa. Năm 2021, giá trị thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang nước này là 29 triệu USD. Tháng 1/2022, xuất khẩu thủy sản sang Ukraina đạt 3,7 triệu USD.

Do đó, cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraina, nhất là việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế), trước mắt sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung, nhưng cũng sẽ tác động tới tâm lý bởi Nga đang là một trong những thị trường có sự phục hồi và có tiềm năng tăng trưởng tốt. Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng tới 27% so với cùng kỳ 2020 khi đạt gần 150 triệu USD trong 11 tháng. Trong đó, có những mặt hàng tăng rất mạnh như cá tra tăng tới 83%, mực và bạch tuộc tăng 63%...

3. Bản tin phát thanh về trồng dưa hấu tại Krông Pa

Theo thống kê của phòng NN-PTNT Krông Pa (tỉnh Gia Lai), toàn huyện có khoảng 1.000ha trồng dưa hấu với sản lượng 40.000 tấn. Thay vì nở nụ cười giống như các vụ thu hoạch trước đó, các hộ trồng dưa hiện méo mặt khi giá dưa hấu xuống thấp chỉ còn hơn 1.000 đồng/kg khiến nhiều nông dân bị lỗ nặng, rơi vào cảnh nợ nần.

Vụ dưa hấu năm nay, anh Hồ Thanh Tuấn, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa cùng các anh em trong gia đình thuê hơn 17ha đất thôn Teng, xã Chư Rcăm để trồng dưa. Năm nay khí hậu ở Krông Pa thuận lợi, dưa phát triển tốt, năng suất bình quân đạt trên 40 tấn/ha. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng với năng suất dưa hấu, anh Tuấn cùng các anh em khóc ròng khi giá dưa hấu rớt thê thảm.

Hiện thương lái chỉ thu mua 1.500 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư 1ha dưa hấu lên tới 160 triệu đồng, nên mỗi ha nông dân thua lỗ từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.

4. Thông tin trồng dưa hấu tại Gia Lai mới nhất

Không bị thua lỗ như bà con trồng dưa hấu ở Gia Lai, nhưng bà con trồng lúa Đông xuân ở Tiền Giang lại có lợi nhuận thấp hơn nhiều so với năm 2021 do chi phí vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công tăng cao.

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Tiền Giang đã thu hoạch vụ lúa Đông xuân được gần 40.000 ha trên tổng diện tích gieo sạ gần 50.000 ha. Năng suất lúa bình quân gần 7,5 tấn/ha, cao hơn 0,6 tạ/ha so với vụ lúa Đông xuân năm 2021.

Đặc biệt, vụ lúa này đảm bảo đủ nước ngọt, không có diện tích nào bị thiệt hại do hạn mặn. Tuy nhiên, theo Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, lợi nhuận vụ lúa Đông xuân năm nay lại thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 10 triệu đồng/ha. Trong khi đó, giá lúa (tươi) của nhiều giống thấp hơn cùng vụ năm ngoái hơn 500 đồng/kg nên thu nhập của nông dân không cao.

Ông Lê Văn Văn ở ấp 4 xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy mới thu hoạch xong 15 công (1,5ha) lúa Đài Thơm 8 cho biết: Năm nay, lúa ruộng tôi được 45 giạ (9 tấn/ha). Vụ trước trừ chi phí vật tư, công cắt, xới thì lãi còn trên 5 triệu đồng một công. Vụ này chắc chỉ lãi 3 triệu.

5. Cập nhật giá cá tra hôm nay 2/3

Hiện giá cá tra đang ở mức kỷ lục gần 30.000 đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm qua, nhưng nhiều nông dân kém vui vì không còn cá để bán cho doanh nghiệp. Tại tỉnh An Giang, Ðồng Tháp và TP. Cần Thơ cá thịt trắng từ 1 - 1,2 kg/con được doanh nghiệp đến thu mua với giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm trước giá chỉ ở mức trên dưới 20.000 - 21.000 đồng/kg.

Cách nay khoảng 2 tháng, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã tăng ít nhất từ 3.000 - 5.000 đồng/kg và đang ở mức cao nhất trong hơn 2 năm qua. Một doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tại Đồng Tháp nhận định, hiện giá cá tra nguyên liệu tăng do được nhiều đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để chế biến xuất khẩu và chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu thị trường đang tăng cao khi kinh tế của các nước dần khôi phục trở lại sau đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Bên cạnh đó, nguồn cung cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương ở ĐBSCL giảm mạnh diện tích nuôi, nên nguồn cá nguyên liệu thiếu cung cấp cho việc phục vụ xuất khẩu nên thúc đẩy giá cá tra tăng cao như hiện nay.

Tự động

Người dân trồng thanh long cần phải thay đổi như thế nào?

Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 2/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra và yêu cầu phải thay đổi đối với người dân trồng thanh long để đáp ứng được thị trường nhập khẩu.

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời sự

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp
Thời sự

Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp