Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa

Ở đâu đó, những khao khát vật chất đang làm xáo trộn nhiều mối quan hệ, nhưng quan hệ thầy - trò vẫn là quan hệ trong sáng, xứng đáng để mỗi người gìn giữ nơi trái tim mình.

Lê Thiếu Nhơn  | 20:00 19/11/2023

Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa

Tự động

Nhà giáo Lương Duy Cán và cánh cò không có trong bài giảng

Ca khúc “Người thầy” mà mỗi dịp 20/11 được hát lên khắp mọi miền đất nước, có thể xem như một trường hợp đặc biệt trong hành trang sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy. Vốn được đào tạo ngành kinh tế, Nguyễn Nhất Huy đến với âm nhạc như một sự tình cờ. Và một người đã ảnh hưởng tích cực đến ý thức sáng tạo của anh là nhạc sĩ Trí Thanh. Ca khúc “Người thầy” đã ra đời năm 2000, bằng sự thành kính mà nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy dành cho nhạc sĩ Trí Thanh.

Hãy nghe nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy chia sẻ về nguồn cơn của ca khúc “Người thầy”(Trích băng ghi âm NGUYEN NHAT HUY 1)Hơn hai thập niên qua, công chúng đã rất quen thuộc với lời hát: “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/ Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhoè trang giấy/ Để em đến bên bờ ước mơ/ Rồi năm tháng sông dài gió mưa/ Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa”. Nguyên mẫu “Người thầy” trong ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy, đối với chúng tôi cũng không mấy xa lạ. Bởi lẽ, nhạc sĩ Trí Thanh là phu quân của nhà báo Ngọc Yến nhiều năm công tác ở báo Sài Gòn Giải Phóng.

Nhạc sĩ Trí Thanh tên thật là Trần Trí Dũng, sinh năm 1937, quê quán ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từng tham gia quân đội với tư cách một chiến sĩ trinh sát đặc công miền Tây Nam bộ, nhạc sĩ Trí Thanh nhờ có năng khiếu nghệ thuật nên được luân chuyển về Đoàn Văn công Quân Giải phóng, ngay khi đơn vị này được thành lập tại chiến khu Dương Minh Châu – Tây Ninh năm 1962. Năm 1975, nhạc sĩ Trí Thanh ra Hà Nội học khoa sáng tác tại Trường Âm nhạc quốc gia Việt Nam, và trở lại làm quản lý Đoàn Văn công Quân Giải phóng được đổi tên thành Đoàn Văn công Quân khu 7. Nhạc sĩ Trí Thanh là tác giả của những ca khúc “Người con gái Pa Kô”, “Cây chông tre”, “Tặng em một khúc quân hành”, “Chiều Hậu Giang”. Nhạc sĩ Trí Thanh qua đời năm 1999, ở tuổi 62. Thời gian đã bào mòn nhiều câu chuyện và thời gian đã làm phai nhạt nhiều kỷ niệm. Vậy mà, hình ảnh nhạc sĩ Trí Thanh vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức học trò Nguyễn Nhất Huy. (Trích băng ghi âm NGUYEN NHAT HUY 2)

Khi ca khúc “Người thầy” được ca sĩ Cẩm Ly thu âm và công bố lần đầu tiên vào dịp 20/11 năm 2000, thì nguyên mẫu “Người thầy” không còn nữa. Nhạc sĩ Trí Thanh không được nghe những tâm tư học trò dành cho mình: “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa/ Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi/ Chiều trên phố bao người đón đưa/ Dòng sông vắng bây giờ gió mưa/ Còn ai nhớ ai quên con đò xưa”. Thế nhưng, mỗi khi ca khúc “Người thầy” vang lên, chắc chắn người nghe sẽ biết ơn nhạc sĩ Trí Thanh. Biết ơn tấm lòng của ông đã chăm chút và dìu dắt cho nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy, để nhiều lớp học trò Việt Nam được hát những lời tri ân: “Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi/ Tóc xanh bây giờ đã phai/ Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy/ Dõi theo bước em trong cuộc đời/ Dẫu đếm hết sao trời đêm nay/ Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi/ Nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy”. Năm 2012, nhạc sĩ Trí Thanh, nguyên mẫu của ca khúc “Người thầy” đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Và ca khúc “Người thầy” càng ngày càng được nhiều ca sĩ trẻ thể hiện bằng tất cả sự trân trọng. Xin mời quý vị thính giả nghe ca khúc “Người thầy”, qua một màu sắc khác, với tiếng hát của ca sĩ Phương Mỹ Chi
(Trích băng ghi âm ca khúc “Người thầy” do Phương Mỹ Chi hát).Ngoài ca khúc “Người thầy”, trong nền âm nhạc Việt Nam cũng có một số ca khúc viết về những người đưa đò lặng lẽ trên dòng sông tri thức như ca khúc “Bài học đầu tiên” của nhạc sĩ Trương Xuân Mẫn hay ca khúc “Những điều thầy chưa kể” của nhạc sĩ Trần Thanh Sơn. Tuy nhiên, ca khúc “Người thầy” phản ánh trực diện nhất về vẻ đẹp giản dị của một người thầy “vẫn chiếc áo xưa sờn đôi vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ”.Sau ca khúc “Người thầy”, nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy vẫn đang tiếp tục sáng tác. Và nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy cũng như những ai quan tâm đến giáo dục, luôn mong muốn có thêm những ca khúc tôn vinh đội ngũ thầy cô giáo.

(Trích băng ghi âm NGUYEN NHAT HUY 3)Thưa quý vị thính giảGiữa cuộc sống ồn ào đua chen danh lợi, ca khúc “Người thầy” có giá trị như một lời nhắc nhở về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Kinh tế thị trường và những khao khát vật chất đang làm xáo trộn nhiều mối quan hệ, nhưng quan hệ thầy – trò vẫn là quan hệ trong sáng, xứng đáng để mỗi người gìn giữ nơi trái tim mình. Một lần nữa, những người thực hiện chương trình Nông Nghiệp Radio xin mời quý vị nghe lại ca khúc “Người thầy”, để cùng nhau trân trọng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và dành những giây phút chân thành nhất nghĩ về người thầy đánh kính trong cuộc đời chúng ta.

Tự động

Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa

Ở đâu đó, những khao khát vật chất đang làm xáo trộn nhiều mối quan hệ, nhưng quan hệ thầy - trò vẫn là quan hệ trong sáng, xứng đáng để mỗi người gìn giữ nơi trái tim mình.

Lê Thiếu Nhơn

Các chương trình

Phát huy thế mạnh của rừng ngập mặn Cà Mau
Phóng sự

Người dân vùng ngập mặn ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã bám vào rừng để phát triển kinh tế, không ít hộ đã thay đổi số phận vươn lên khá giàu.

Phát huy thế mạnh của rừng ngập mặn Cà Mau
Hi vọng bừng sáng từ những ngôi nhà mới
Phóng sự

Những ngôi nhà mới đang dần được dựng lên, thắp lên ánh sáng hy vọng cho người dân nơi đây và đánh dấu cho sự phục hồi tại mảnh đất này.

Hi vọng bừng sáng từ những ngôi nhà mới