Nhà khoa học vào cuộc xác định tải lượng chất thải từ nuôi tôm hùm

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động nuôi tôm hùm phát sinh một lượng chất thải, điều này làm chất lượng môi trường vùng nuôi biển suy giảm ở các vịnh kín gió.

Kim Sơ  | 14:45 09/12/2024

Nhà khoa học vào cuộc xác định tải lượng chất thải từ nuôi tôm hùm

Tự động

Nhà khoa học vào cuộc xác định tải lượng chất thải từ nuôi tôm hùm

Tận dụng tiềm năng và lợi thế, những năm qua, các tỉnh khu vực Nam Trung bộ đã phát triển khá mạnh nghề nuôi tôm hùm. Có thể nói nghề nuôi này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con, mà góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản tại các địa phương. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động nuôi tôm hùm phát sinh một lượng chất thải, điều này góp phần làm cho chất lượng môi trường vùng nuôi biển suy giảm ở các vũng vịnh kín gió. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin lượng hóa cho hoạt động này. Trước tình hình trên, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã vào cuộc xác định tải lượng chất thải từ nuôi tôm hùm.

MC 2: Mới đây, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã kết thúc việc bố trí thí nghiệm nuôi tôm hùm trong bể để xác định tải lượng chất thải từ hoạt động nuôi biển.

Thạc sỹ Võ Thị Ngọc Trâm, là người chủ trì thực hiện nhiệm vụ này cho biết, cùng với cá chẽm, hàu, thì tôm hùm cũng là đối tượng nuôi chính ở khu vực Nam Trung bộ đã được Viện thực hiện xong thí nghiệm để xác định tải lượng chất thải khi nuôi lồng trên biển.

Để tính toán được điều này, nhóm nghiên cứu đã bố trí 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Trong đó, nghiệm thức thứ nhất là nuôi tôm hùm theo kiểu truyền thống, sử dụng thức ăn cá tạp.

Nghiệm thức thứ hai là nuôi theo kiểu công nghiệp, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp do Viện nghiên cứu và sản xuất thành công. Nghiệm thức thứ ba là không thả tôm hùm trong bể để làm đối chứng.

Băng bà Trâm 1 32 giây

Hàng ngày, nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi các yếu tố môi trường nước cơ bản như nhiệt độ, pH, độ mặn, đồng thời thu thập lượng phân thải ra, cũng như nguồn thức ăn dư để có thể tính toán lượng thải theo từng thời gian nhất định.

Theo nhóm nghiên cứu, sau 3 tháng triển khai thí nghiệm theo dõi tôm nuôi thương phẩm và 2 tháng theo dõi giai đoạn ương giống cho thấy vật nuôi đều sinh trưởng và phát triển tốt. Tôm nuôi tại các nghiệm thức có tỷ lệ sống trên 80%. Nhóm nghiên cứu bước đầu đã có số liệu sơ bộ xác định tải lượng chất thải trong nuôi tôm hùm.

Băng bà Trâm 2

PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cho biết, để đánh giá hoạt động nuôi tôm hùm trên biển hiện nay ảnh hưởng thế nào môi trường xung quanh là vấn đề rất khó. Vì trên biển là trong hệ thống hở nên việc tính toán toàn bộ hàm lượng thải, hoạt động thải của vật nuôi vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành nuôi vật nuôi trong hệ thống bể, cho ăn các loại thức ăn cùng với phương pháp chăm sóc, quản lý giống như ngoài biển để kiểm soát và đánh giá được lượng thải.

Tự động

Nhà khoa học vào cuộc xác định tải lượng chất thải từ nuôi tôm hùm

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động nuôi tôm hùm phát sinh một lượng chất thải, điều này làm chất lượng môi trường vùng nuôi biển suy giảm ở các vịnh kín gió.

Kim Sơ

Các chương trình

Thêm giá trị cho cây dược liệu dưới tán rừng
Kiến thức

Ngoài giá trị môi sinh môi trường, người dân huyện Hương Sơn còn có của ăn của để, thậm chí làm giàu từ mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

Thêm giá trị cho cây dược liệu dưới tán rừng
Chương trình IPM giúp nông dân trở thành những 'chuyên gia' đồng ruộng
Kiến thức

Những lớp học IPM đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc trên gương mặt dạn dày nắng gió của người nông dân.

Chương trình IPM giúp nông dân trở thành những 'chuyên gia' đồng ruộng