Nhà quản lý nói gì khi diện tích trồng sầu riêng tăng nóng?

Mục tiêu 14 tỷ USD cho xuất khẩu nông lâm thủy sản trong quý 2; HTX đóng vai trò chủ đạo trong Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao;Thả 400.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản; Xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm.

Xuân Hào  | 06:33 03/04/2023

Nhà quản lý nói gì khi diện tích trồng sầu riêng tăng nóng?

Tự động
  • Mục tiêu 14 tỷ USD cho xuất khẩu nông lâm thủy sản trong quý 2

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua Bộ NN-PTNT đã tổ chức họp báo thường kỳ quý 1 và nhiệm vụ trọng tâm quý 2/2023. Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu trong Quý II, giá trị gia tăng toàn ngành đạt 2,9 đến 3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 14 tỷ USD. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường đàm phán, mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng. Qua đó, tạo điều kiện để hoạt động xuất khẩu nông sản diễn ra thuận lợi; đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định an ninh lương thực.

Quỳnh Anh

  • HTX đóng vai trò chủ đạo trong Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao

Tại Hội nghị tham vấn ý kiến của doanh nghiệp liên quan đến Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL diễn ra trong tuần qua, thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, đề án hướng tới xây dựng HTX đủ tiềm lực, đóng vai trò chủ đạo. Để thực hiện được mục tiêu này, thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã liên tục tổ chức các hội nghị nhằm từng bước nâng trình độ HTX, đồng thời nâng cao sự quan tâm của các địa phương đối với HTX. Thứ trưởng cũng lưu ý, các doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân khi tham gia đề án cần thống nhất quan điểm thực hiện đúng cam kết với quốc tế về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Qua đó, gia tăng giá trị hạt gạo, xây dựng nên thương hiệu gạo giảm phát thải.

Kim Anh

  • Thả 400.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Cũng trong tuần qua, nhân kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt. Nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức hoạt động thả cá xuống môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Trong đó, Sở NN-PTNT TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 và các đơn vị liên quan đã thả gần 400.000 con tôm cá giống các loại và 1 tấn cá loại lớn cùng một số loài thủy sản nước ngọt,...xuống lưu vực sông Sài Gòn. Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đánh giá, đây là một trong những hoạt động góp phần hồi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, phát triển nghề cá tại lưu vực sông Sài Gòn. TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL đã làm rất tốt công tác tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản. Qua đó, tạo sự lan tỏa lớn trong xã hội.

Minh Sáng

  • Xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đầu tháng 4 đến hết tháng 5, xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn xâm nhập mặn còn đợt tăng cao vào tháng 4, từ ngày 17-23/4, sau đó cũng giảm dần. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp, phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nước nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước, người dân cần kiểm tra độ mặn.

Văn Vũ

  • Xử lý nghiêm việc sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong nông nghiệp

Thời gian qua, một số địa phương phát hiện một số chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được cấp phép để sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhưng lại bị sử dụng trong nông nghiệp. Ngoài ra, một số chế phẩm diệt khuẩn khi được lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường để kiểm tra thành phần, hàm lượng không đạt tiêu chuẩn như đã đăng ký... Để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường, TP Hà Nội sẽ thực hiện rà soát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm thay đổi tên thương mại của chế phẩm, ghi nhãn sai so với nội dung nhãn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành và nhãn đã được phê duyệt gây nhầm lẫn với thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi hướng dẫn sử dụng để bán cho người sử dụng dùng trong nông nghiệp.

Phạm Hiếu

  • Hơn 1000 cây cao su gãy đổ do mưa lớn kèm lốc xoáy

Trên địa bàn xã Tân Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước vừa xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy làm nhiều căn nhà của các hộ dân bị hư hỏng nặng, gãy đổ nhiều ha cao su, thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng. Theo thống kê ban đầu, mưa lớn kèm lốc xoáy khiến hơn 1000 cây cao su từ 10 – 30 năm tuổi của 2 hộ dân bị gãy đổ, hư hỏng. Ngoài ra, mưa, lốc xoáy cũng khiến một số nhà dân bị đổ sập, 5 căn bị tốc mái vòm, 5 trụ điện gãy đổ... Hiện chính quyền địa phương đã chỉ đạo lực lượng dân quân, công an, công chức hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai. Đồng thời tiếp tục thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho bà con.

Trần Trung

  • Người dân vùng ven biển, cửa sống thiếu nước sạch

Hiện nay, bước vào cao điểm của mùa khô hạn, nhiều hộ dân ở các địa phương vùng ven biển, cửa sông, vùng hẻo lánh của tỉnh Tiền Giang, nhất là ven biển Gò Công đang gặp khó khăn về nguồn nước sạch cho sinh hoạt gia đình. Chi phí “đổi nước” tăng cao tạo gánh nặng trên đôi vai người lao động nghèo. Theo Sở Xây dựng Tiền Giang, toàn tỉnh còn khoảng 3,6% với hơn 15.200 hộ dân vùng nông thôn chưa tiếp cận được nguồn nước từ các trạm cấp nước tập trung. Khi tình hình khô hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, có thể kéo dài, vấn đề đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cần được quan tâm hơn nữa, góp phần giúp các hộ dân giảm bớt gánh nặng, ổn định cuộc sống.

Minh Đảm

  • Người dân xã đảo ‘đứt đường’ vào bờ do ghe đò bị cấm hoạt động

Xã đảo Nhơn Châu cách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định gần 30km, mọi hoạt động giao thương, đi lại của khoảng 2.300 người dân nơi đây với đất liền thành phố Quy Nhơn đều phụ thuộc vào 5 phương tiện đò dân sinh hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa Nhơn Châu-Quy Nhơn. Tuy nhiên, từ ngày 29/3, cả 5 phương tiện đò dân sinh này bị tạm dừng hoạt động theo quyết định của UBND thành phố do không đủ điều kiện đăng kiểm, đăng ký phương tiện. Hơn 2 nghìn người dân ở xã đảo này “đứt đường” vào bờ, mọi hoạt động giao thương, đi lại bị ngưng trệ. Trước thực trạng này, UBND TP đã báo cáo với Thường trực Thành ủy Quy Nhơn, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân xã đảo Nhơn Châu, trước mắt UBND TP dự tính sẽ hỗ trợ phương tiện đủ điều kiện tham gia hoạt động tạm thời trên tuyến đường thủy nội địa Quy Nhơn-Nhơn Châu để phục vụ dân sinh.

Vũ Đình Thung

 

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công tác khuyến nông có vai trò quan trọng, liên quan trực tiếp đến các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và tổ chức sản xuất. Vì vậy vai trò của lực lượng khuyến nông không chỉ đơn thuần là kết nối, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mà quan trọng hơn còn có ý nghĩ mang tính chính trị, an sinh xã hội, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa.

Tại hội nghị khuyến nông toàn quốc năm 2023 diễn ra mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã trình bày dự thảo về chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2025.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hiện ngành nông nghiệp đang chuyển đổi tư duy từ sản xuất sang tư duy kinh tế. Vì vậy hệ thống khuyến nông cũng phải chuyển mình để tiếp cận đến đa gia trị trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả và tăng trưởng xanh.

Băng 1: ông Lê Quốc Thanh (24s)

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam thì khuyến nông rất cần thiết, nhất là cho cơ sở trong thời gian đã qua cũng như hiện tại và tương lai khi đất nước vẫn còn làm nông nghiệp.

Gợi ý về định hướng hoạt động khuyến nông năm 2023 và chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, phải xác định lực lượng khuyến nông cơ sở, khuyến nông cộng đồng là chủ lực của ngành nông nghiệp, nông thôn ở cơ sở. Bởi lực lượng này nắm sát tình hình sản xuất nông nghiệp và đồng hành, định hướng và trực tiếp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Bên cạnh đó, lực lượng này còn hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước...

Băng 1 Thứ trưởng Trần Thanh Nam (48s)

Băng

Đối thoại

Thưa quý vị và con, từ tháng 9 năm ngoái - thời điểm xuất lô sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc theo Nghị định thư đến nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường này tăng đột biến, có thời điểm tăng khoảng 4.120%. Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, nếu thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể đạt trên dưới 1 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này cũng khiến ngành sầu riêng đứng trước rủi ro khi người nông dân ồ ạt chuyển đổi sang trồng loại cây này. Trước thực trạng người dân bấp chấp cảnh báo của Bộ NN-PTNT, tăng nóng diện tích trồng sầu riêng, ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT chia sẻ:

Băng

Quỳnh Anh

Tự động

Nhà quản lý nói gì khi diện tích trồng sầu riêng tăng nóng?

Mục tiêu 14 tỷ USD cho xuất khẩu nông lâm thủy sản trong quý 2; HTX đóng vai trò chủ đạo trong Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao;Thả 400.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản; Xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm.

Xuân Hào

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng