Nhà thơ Hồ Dzếnh cho nghìn sau lơ lửng đến nghìn xưa

'Em yêu anh từ ngày em biết thở, cho đến lúc nhắm mắt lìa đời. Em không có gì ân hận cả'.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào  | 20:00 28/09/2024

Nhà thơ Hồ Dzếnh cho nghìn sau lơ lửng đến nghìn xưa

Tự động

Nhà thơ Hồ Dzếnh cho nghìn sau lơ lửng đến nghìn xưa

Nhà thơ Hồ Dzếnh cho nghìn sau lơ lửng đến nghìn xưa

Nhà thơ Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh. Cha của ông là người Quảng Đông- Trung Quốc lưu lạc sang Việt Nam và gặp mẹ của ông ở bên bờ sông Ghép thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Duyên nợ đặc biệt của hai đấng sinh thành, được ông viết lại trong tác phẩm “Ngày gặp gỡ” với lời thú nhận “người đàn ông gọi đò đêm ấy, sau này là cha tôi. Còn người phụ nữ lái đò đêm ấy, sau này là mẹ tôi”.

Mang hai dòng máu Việt – Hoa, nhưng Hồ Dzếnh chưa một lần trở về quê nội, như ông bộc bạch “Lòng tôi nghe vang một thứ gió âm u của miền sa mạc Mông Cổ, trôi qua Thiểm Tây, Cam Túc, luồn vào những khu rừng không tên của hai tỉnh Lưỡng Quảng, vượt trùng dương sang tôi, như tiếng thở dài não nùng của những linh hồn phiêu bạt”.

Ngoài dăm điều tâm sự của người cha, thì bản quán bên kia biên giới phía Bắc, đối với Hồ Dzếnh chỉ là những nhớ thương mơ hồ: “Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu/ Tóc thề che mướt gái Tô Châu/ Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán/ Một giải Giang Nam nước rợn màu/ Ai hát, mà nay gió vẫn thơm/ Ai đau non nước não âm đờn/ Chiêu Quân nếu mãi người cung Hán/ Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn/ Mây ơi, nếu tạt về phương Bắc/ Chầm chậm cho ta gửi mấy lời/ Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ/ Nhưng tình xa lắm, gió mây ơi”.

Hồ Dzếnh chỉ có “quê ngoại” để dành hết mọi niềm trân trọng, như tên tập thơ đầu tay của ông. Hồ Dzếnh đích thực một nhà thơ gốc Hoa đậm tâm hồn Việt, mà ông bày tỏ: “Hỡi nước Việt Nam, tôi nghiêng xuống lòng Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói tiếng của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo”.

Khi Hồ Dzếnh được 9 tuổi, thì người cha qua đời. Ông lớn lên trong vòng tay của người mẹ lam lũ và trong sự bao dung của nông thôn nghèo khó được ông cảm nhận là “dải đất cần lao, cái dải đất thoát được ra ngoài sự lọc lừa phản trắc, cái dải đất chỉ bị bạc đãi mà không bạc đãi ai bao giờ”. Ông tha thiết gọi “Cô gái Việt Nam ơi/ Nếu chữ hy sinh có ở đời/ Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực/ Cho lòng cô gái Việt Nam tươi”

Năm 15 tuổi, Hồ Dzếnh rời phố huyện “khi vàng đứng bóng im trưa/ tiếng khô lá rụng làm thưa phố phường”, để lên Hà Nội làm thuê cho các hiệu buôn người Hoa và bắt đầu sáng tác với niềm riêng “thơ tôi: đê thắm bướm vàng/ Con sông be bé, cái làng xa xa”. Lận đận mưu sinh nơi đô hội, Hồ Dzếnh không nguôi hoài vọng làng quê đã nuôi nấng thời thơ ấu mà mỗi bận ngoái lại thấy mình bâng khuâng “Chàng trai năm trước vẫn như nay/ Vì vẫn lơ mơ suốt cả ngày/ Có lẽ tên mình không nhớ nữa/ Vẫn tìm khăn mặt vắt trên tay”.

Làng quê ấy có những số phận gieo neo được ông miêu tả bằng tất cả sự chân thành xót thương trong tập truyện “Chân trời cũ”, lại mang một sắc thái nhẹ nhàng và bay bổng hơn trong thơ ông: “Ngày xưa tôi sống vui êm/ Trong khu làng nhỏ kề bên sông đào/ Chị tôi giặt lụa cầu ao/ Trời trong, nắng ửng, má đào ghẹo duyên/ Tôi say nước thắm mây huyền/ Nước mơ dáng cũ, mây truyền tiếng xưa”.

Làng quê ấy cũng cất giữ mối tình đầu của Hồ Dzếnh. Đó là người con gái tên Hiền được ông gọi thảng thốt “Bong bóng tàn theo mộng/ Nhân duyên dần hết mùa/ Ai như Hiền áo trắng/ Loáng thoáng qua hơi mưa”. Một lần về Thanh Hóa thăm gia đình, biết tin cô Hiền cũng đã lên Hà Nội, trái tim Hồ Dzếnh xôn xao làm bài thơ nhắn gửi “Trời không nắng cũng không mưa/ Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung/ Em còn nhớ đến quê không/ Bãi dâu vẫn đợi, con sông vẫn chờ/ Bâng khuâng câu chuyện tình cờ/ Không mong nên hẹn, không ngờ thành thân/ Rất xa bỗng hoá rất gần/ Dù chưa gặp mặt một lần, lạ chưa/ Sáng nay Hà Nội giao mùa/ Hồ Thu. Tóc liễu. Tháp Rùa lung linh/ Nước non đây nghĩa đây tình/ Đọc thơ em sẽ thấy mình trong thơ”.

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, Hồ Dzếnh cũng gặp được cô Hiền “Đây, em tôi đây rồi/ Màu áo mơ da trời/ Mùa xuân bừng môi tươi/ Nắng dồn theo gót bước”. Thế nhưng, cô Hiền không còn là thôn nữ thuở nào nữa. Có chút hụt hẫng, nhưng Hồ Dzếnh không trách giận, chỉ ngậm ngùi: “Con người tôi gọi bằng em/ Nhớ tôi nhưng cũng thành duyên lâu rồi/ Mộng tàn, nước chảy, mây trôi/ Tôi lui hồn lại, nhưng đời đã xa”. Ít lâu sau, cô Hiền lấy chồng, Hồ Dzếnh nghe lòng nhói buốt: “Tiếng sầu mất giữa nhân gian/ Nàng đi xa lắm và nàng đã vui/ Anh về, lòng góa, tim côi/ Lửa thiêng đem sấy lại đồi lạnh khô”.

Mối tình đầu câm lặng không một kỷ niệm nào rõ hình rõ dáng với cô Hiền, đã tạo cảm hứng cho Hồ Dzếnh có bài thơ “Ngập ngừng” được nhiều thế hệ ưa thích: “Tình mất vui khi đã vẹn câu thề/ Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở/ Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ/ Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa”

Tự động

Nhà thơ Hồ Dzếnh cho nghìn sau lơ lửng đến nghìn xưa

'Em yêu anh từ ngày em biết thở, cho đến lúc nhắm mắt lìa đời. Em không có gì ân hận cả'.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào

Các chương trình

Nhạc sĩ Thanh Bình ơi người vì ta qua phong ba
Chuyện tình khó quên

Bài hát ‘Tình lỡ’ được nhạc sĩ Thanh Bình viết cho mối tình đầu dang dở nhưng ám ảnh suốt đời ông.

Nhạc sĩ Thanh Bình ơi người vì ta qua phong ba
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Chuyện tình khó quên

Thời thanh xuân, Đinh Trầm Ca có vóc dáng của một thợ cày, nhưng lại là một tay lãng tử thứ thiệt. Từ niên thiếu, ông đã nổi tiếng tài hoa và phóng túng.

Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau